008. Quản lý tập đoàn: Mới “vẽ” chứ chưa “xây”

(DĐDN) – Kiểm toán nhà nước vừa công bố kết quả “kiểm tra” Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lỗ lãi của một DN hàng đầu trong cả nước đã là một điều đáng quan tâm, nhưng dường như, điều đáng bàn hơn cả lại nằm ở khâu quản lý. Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra rằng EVN còn hàng loạt bất cập trong quản lý vốn, quản lý tài sản cố định, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản…

Trao đổi với DĐDN, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, khẳng định những bất cập này không chỉ của ngành Điện mà nó còn là những rào cản không nhỏ ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều DN – những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước.

– Thưa ông, cuộc kiểm toán tuy là định kỳ nhưng nhờ nó, những khúc mắc trong quản lý của EVN phần nào được sáng tỏ. Vậy theo ông, vì lẽ gì mà nhiều khâu quản lý của EVN lại bất cập đến như vậy?

Theo tôi, nguyên nhân quan trọng là tính minh bạch trong mọi hoạt động. Khá nhiều ý kiến cho rằng EVN là một DN “siêu độc quyền” bởi cách hành xử “khác người” của EVN. Chẳng có DN tư nhân nào dám tự ý ngừng cung ứng hàng hóa nếu… như chưa muốn “chia tay” khách hàng, cũng chẳng có Cty nào dám đề nghị chia thưởng về thành tích kinh doanh… bị lỗ lớn. Thế mà điều đó lại có ở EVN.

Nói đấy là những biểu hiện của độc quyền cũng đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ, EVN có làm được điều này bởi mọi việc khá mù mờ. Vì vậy khi Kiểm toán nhà nước vào, đã làm rõ việc ngành Điện báo cáo thiếu tới 640 tỷ đồng (EVN báo cáo tiền chênh lệch giá điện là 2.760 tỷ đồng, nhưng Kiểm toán nhà nước chỉ ra rằng số tiền chênh lệch là con số 3.400 tỷ đồng). EVN vận dụng cách tính nào để ra con số lỗ rất lớn khi đòi tăng giá điện, rồi lại lập tức có khoản tiền khổng lồ 1.200 tỷ đồng để chi thưởng với lý do có lãi? Tất cả những điều đó nói lên rằng, sự minh bạch luôn cần thiết và càng bức thiết hơn đối với những DN có khả năng chi phối nền kinh tế như các tập đoàn kinh tế nhà nước.

– Vậy theo ông cần làm gì để tăng tính minh bạch cho các tập đoàn nhà nước?

Muốn tạo ra tính minh bạch, thì phải đặt DN đúng vị trí kinh doanh công khai, sòng phẳng để có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều khách hàng bỏ tiền túi mua điện, nhiều nhân viên sống chết với nghề và nhiều công dân có trách nhiệm trong xã hội cùng thúc ép và giám sát các tập đoàn. Nếu chỉ có một cơ quan kiểm toán làm việc đó, thì vô cùng khó khăn và người ta vẫn có quyền nghi ngờ.

– Nhưng trong quản lý, không chỉ cần minh bạch là đủ. Tổng Kiểm toán Nhà nước đã nhận xét EVN chưa huy động và tập trung hết các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu chính – là cung ứng điện cho cả nước. Phải chăng chính vì quá dàn trải nên khả năng quản lý của EVN có vấn đề?

Nếu một tập đoàn được hình thành một cách tự nhiên bằng năng lực, kinh nghiệm thông qua cơ chế cạnh tranh phát triển, thì mọi quyết định của nó đều có cái lý của nhà kinh doanh. Nhưng một tập đoàn được hình thành bằng con đường hành chính, thì sứ mệnh của nó không còn phải bàn cãi từ ngay chính tên gọi của tập đoàn. Tập trung hoàn thành tốt chức năng chính cũng đã là một thử thách lớn. Cả năng lực nội tại cũng như hoàn cảnh, điều kiện của các tập đoàn kinh tế nhà nước đều không thuận cho việc nhảy sang sân của tập đoàn khác. Tiềm lực nguồn vốn, đất đai nhà cửa, số lượng nhân lực và mong muốn, tham vọng thì không thiếu, nhưng dù những thứ ấy có thừa, mà thiếu về chuyên môn ngành nghề và khả năng quản lý thì cũng vô nghĩa.

– Thậm chí hiện nhiều ý kiến cho rằng chính mô hình tập đoàn cũng đang là một bất cập?

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

Theo thông lệ quốc tế, tập đoàn không phải là một pháp nhân, mà là khái niệm chỉ một nhóm Cty, là một sức mạnh liên kết. Tuy nhiên, khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay lại được sử dụng để gọi tên một Cty lớn. Vì vậy, nó sẽ phải được chuyển đổi cho phù hợp với pháp luật cũng như quá trình hội nhập.

– Vậy mà thành lập tập đoàn đang là xu hướng chung của nhiều DN, không chỉ có Cty nhà nước. Nhiều Cty TNHH, Cty cổ phần cũng coi việc thành tập đoàn là định hướng chiến lược của mình. Điều này liệu có xảy ra hệ lụy không, thưa ông?

Mong muốn thành tập đoàn rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, “dục tốc bất đạt”. Nói đến tập đoàn là phải hình dung đến tầm vóc to lớn, đáng kính nể. Nếu sử dụng danh xưng không đúng thực chất, thì “y phục” không xứng “kỳ đức”, khó tránh khỏi kẻ cười, người chê. Còn về mặt pháp lý, thì không gây ra hậu quả gì.

– Dưới quan điểm của một luật sư, một chuyên gia tư vấn đầu tư, trở lại câu chuyện của EVN, theo ông, liệu mô hình tập đoàn có thật sự trở thành động lực hướng tới trong công tác quản trị DN?

Tập đoàn là thành tựu của nền kinh tế, là đỉnh cao của quản trị DN. Vì vậy, không lý gì mà không khuyến khích các DN hướng tới. Chỉ có điều nó phải là sản phẩm của năng lực, hiệu quả tự nhiên, tự nguyện. Nếu không có tiềm lực và quá trình tích tụ, thì chỉ là vẽ chứ không phải là xây tập đoàn.

 Nguyễn Hương thực hiện

———————-

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp 27-11-2008

http://www.dddn.com.vn/2008112710143824cat104/Quan-ly-tap-doan-Moi-ve-chu-chua-xay.htm

 (1.104/1.104)

————

Đăng lại

http://news.vibonline.com.vn/Home/xdpl/2008/11/3264.aspx

http://gocnhin.com/kinhte/1343422/Mo-hinh-tap-doan-duoi-goc-do-quan-tri-doanh-nghiep

http://beta.baomoi.com/Search.aspx?t=3&ph=%22m%e1%bb%9bi+v%e1%ba%bd+ch%e1%bb%a9+ch%c6%b0a+x%c3%a2y%22

http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/2008/11/2203147.epi?refer=http%3a%2f%2fwww.dddn.com.vn%2f2008112710143824cat104%2fQuan-ly-tap-doan-Moi-ve-chu-chua-xay.htm

http://www.luatvietan.vn/posts/quan-ly-tap-doan-moi-ldquoverdquo-chu-chua-ldquoxayrdquo199.php

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,851