(VTCN) – “Ngân hàng trả “nhầm” tiền chỉ có thể được miễn trách nếu xảy ra đồng thời 3 tình huống sau: Chữ ký của người rút tiền quá giống chữ ký mẫu; CMND mà người rút tiền xuất trình có số và tên người trùng với thông tin ghi trên thẻ tiết kiệm; nhân dạng của người rút tiền quá giống với người gửi tiền”.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – công ty luật chuyên về ngân hàng, đầu tư, chứng khoán, đã khẳng định như vậy khi nhận định về vụ khách hàng mất tiền tiết kiệm tại Agribank.
Luật sư Trương Thanh Đức, người từng nhiều năm làm công tác pháp chế trong ngành ngân hàng. (Ảnh: Ng.L) |
– Việc trộm tiền đã được thực hiện trước khi khách hàng phát hiện mất sổ và thông báo tới ngân hàng. Agribank viện dẫn quy định của ngân hàng này và cho rằng, đó là lỗi của khách hàng nên khách hàng phải chịu rủi ro, theo ông, lý lẽ này của ngân hàng có hợp lý?
– Theo quy định của pháp luật, thì khách hàng phải “Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất sổ tiết kiệm với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc báo mất thẻ sau khi tiền đã bị rút không phải là nguyên nhân chính dẫn đến mất tiền. Khách hàng chỉ chịu toàn bộ rủi ro, nếu gửi tiền tại ngân hàng dưới hình thức giấy tờ có giá vô danh, ai rút cũng được. Còn với loại tiền gửi tiết kiệm, thì chắc chắn ngân hàng phải có trách nhiệm. Nghĩa vụ quan trọng nhất của ngân hàng là giữ gìn an toàn và bí mật tiền gửi của khách hàng.
– Theo quy định thì người gửi tiền tiết kiệm có buộc phải biết các quy định nội bộ của ngân hàng về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh? Nếu ngân hàng không niêm yết tại sở giao dịch hoặc thông báo trong hợp đồng cho khách về những điều khoản này thì khi phát sinh tranh chấp, việc ngân hàng viện dẫn các quy định của mình ra để “xử” có được coi là hợp pháp không, thưa ông?
Theo quy định của pháp luật, khi muốn rút tiền tiết kiệm, người gửi tiền phải đến tận nơi giao dịch, xuất trình chứng minh nhân dân và ký trước mặt nhân viên ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng chỉ được chi trả cho người rút tiền khi ký đúng chữ ký mẫu trước mặt giao dịch viên và phải có cơ sở xác nhận rằng người rút tiền cũng chính là người đã gửi tiền (phải có đặc điểm đúng với chứng minh nhân dân của người đã gửi tiền, trừ trường hợp uỷ quyền). LS Trương Thanh Đức |
– Quy định của ngân hàng trước hết là có giá trị trong nội bộ ngân hàng. Khách hàng chỉ phải biết và phải thực hiện nếu đã đồng ý chấp nhận, được thể hiện bằng văn bản giấy tờ.
Nếu có bằng chứng cho thấy khách hàng đồng ý chấp nhận quy định nội bộ của ngân hàng thì nó cũng được coi như một sự thoả thuận.
Tất nhiên, quy định nội bộ của ngân hàng phải phù hợp với pháp luật thì mới hợp pháp. Còn không, thì sẽ phải phân xử theo pháp luật.
– Người gửi tiền cần có những điều kiện gì để có thể rút tiền tiết kiệm của chính mình đã gửi ngân hàng? Trong vụ việc này, đối tượng trộm chỉ xuất trình sổ tiết kiệm và chứng minh thư của người gửi cùng chữ ký giả mà ngân hàng vẫn cho rút tiền thì ngân hàng có sai không?
Theo quy định của pháp luật, khi muốn rút tiền tiết kiệm, người gửi tiền phải đến tận nơi giao dịch, xuất trình chứng minh nhân dân và ký trước mặt nhân viên ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng chỉ được chi trả cho người rút tiền khi ký đúng chữ ký mẫu trước mặt giao dịch viên và phải có cơ sở xác nhận rằng người rút tiền cũng chính là người đã gửi tiền (phải có đặc điểm đúng với chứng minh nhân dân của người đã gửi tiền, trừ trường hợp uỷ quyền).
Do vậy, Ngân hàng trả “nhầm” tiền chỉ có thể được miễn trách nếu xảy ra đồng thời 3 tình huống sau: Thứ nhất, chữ ký của người rút tiền quá giống chữ ký mẫu. Thứ hai, chứng minh dân dân mà người rút tiền xuất trình có số và tên người trùng với thông tin ghi trên thẻ tiết kiệm.
Và thứ ba là, nhân dạng của người rút tiền quá giống với người gửi tiền. Nếu ngân hàng bỏ qua hoặc làm sai quy trình đối với một trong ba yếu tố đó, thì không thể đổ hết trách nhiệm thất thoát cho khách hàng.
Ví dụ, gửi tiền là người bố 42 tuổi, mà rút tiền lại là người con 24 tuổi “giống cha như đúc” cầm chứng minh nhân dân của cha, thì ngân hàng phải là người chịu trách nhiệm chính (ngoại trừ người con được uỷ quyền hợp pháp).
– Khách gửi tiền lập luận rằng, họ chỉ mất giấy tờ, còn việc quản lý tiền là của ngân hàng. Kẻ trộm đã “qua mặt” ngân hàng nên ngân hàng phải chịu trách nhiệm chứ không phải người gửi. Lập luận này có cơ sở không, thưa ông?
– Kẻ xấu phạm tội được là do cả hai phía: Khách hàng đã sơ hở “tiếp tay” cho tội phạm, còn ngân hàng bị lừa gạt nên đã giao nhầm “trứng cho ác”. Cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm chứ lỗi không hoàn toàn ở một phía nào cả.
– Hiện khách hàng mất tiền đã khởi kiện Agribank ra tòa, theo nhận định của ông, khả năng thắng- thua trong vụ kiện này sẽ như thế nào?
Khách hàng khởi kiện ngân hàng trong trường hợp này là hoàn toàn cần thiết và có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, thắng thua còn phụ thuộc vào nhiều tình tiết cụ thể khác, chẳng hạn như chữ ký giả giống chữ ký thật ra sao, người rút trộm giống người trong chứng minh nhân dân đến đâu.
Xin cảm ơn ông!
Ngọc Linh (thực hiện)
—————-
VTVNew (Kinh doanh) 23/03/2009
(2.253/2.253)
(Bài để vị trí nổi bật nhất trên trang chủ trong ngày)
Đăng lại:
http://vics.vn/BankAndFinanceNews.aspx?newsid=48876&group=BankAndFinanceNews