020. Góp ý dự thảo Luật thuế nhà đất

(VTC1) – Chương trình “Thuế và cuộc sống”  được phát sóng vào 15h30’ Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTC1.

Thưa quý vị và các bạn, xây dựng luật thuế nhà đất nhằm hướng đến một hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với chiến lược cải cách thuế. Theo dự thảo Luật thuế nhà đất đang lấy ý kiến của các tầng lớp xã hội, các chuyên gia, các nhà quản lý,  thì đối tượng chịu thuế là nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy nhiên, xung quanh những nội dung qui định trong dự thảo vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trong diễn đàn hôm nay, Luật sự Trương Thanh Đức – Giámđốc Công ty Luật ANVI, sẽ chia sẻ một số quan điểm của mình?

  1. Cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình. Thưa ông, theo dự kiến, Luật thuế nhà đất sẽ có hiệu lực vào năm 2011. Theo ông,  khi đó, Luật thuế nhà đất sẽ có vai trò điều tiết thị trường bất động sản theo hướng nào?

Theo yêu cầu đặt ra, thì Luật thuế nhà đất này sẽ có vai trờ điều tiết thị trường bất động sản theo hướng:

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả;

– Góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất 

– Khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và;

– Tăng nguồn thu cho ngân sách.

  1. Với những qui định trong dự thảo hiện nay, những mục tiêu của dự thảo liệu có đạt được?

Với những nội dung thể hiện trong Dự thảo hiện nay, thì hầu như không đạt được các mục tiêu chính nói trên, nhất là mục tiêu hạn chế đầu cơ nhà đất. Vì thuế suất đánh vào các trường hợp có nhiều nhà đất là quá thấp.

  1. Dự thảo luật đang trong giai đoạn lấy ý kiến, nhiều ý kiến cho rằng, những qui định trong dự thảo chưa rõ ràng, theo ông, dự thảo cần qui định rõ hơn ở những điểm nào?

Dự thảo còn quá nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì với một đạo luật quan trọng như thế mà chỉ có 13 điều luật, cho nên mọi thứ còn dành hết cho thông tư, nghị định sau này.

Theo tôi, không thể không quy định rõ trong luật những vấn đề mấu chốt nhất để làm căn cứ tính thuế là: Hạn mức tính thuế, đơn giá tính thuế, hệ số tầng nhà tính thuế,…

  1. Về nghĩa vụ nộp thuế và căn cứ tính thuế đã hợp lý chưa thưa ông?

Căn cứ tính thuế dựa trên giá tính thuế và thuế suất như Dự thảo luật là chưa hợp lý. Giá tính thuế đối với đất theo khung giá đất là được. Nhưng giá tính thuế đối với nhà ở theo đơn giá xây dựng đối với từng loại nhà là không hợp lý. Cần tính theo căn cứ là diện tích nhà ở thay vì theo giá trị xây dựng. Vì giá trị xây dựng là con số biến đổi phụ thuộc vào cấp loại nhà, chất lượng xây dựng, trang thiết bị, thời gian đưa vào sử dụng,…

  1. Trong kỳ họp của uỷ ban thường vụ quốc hội vừa qua, chính phủ đã trình một bản dự thảo Luật thuế nhà đất mới nhằm đáp ứng những băn khoăn của mọi người, ý kiến của ông như thế nào.

Bản dự thảo mới này thực ra vẫn là bản cũ, chỉ khác đáng kể là thay đổi giá trị nhà tính thuế từ 600 xuống 500 triệu đồng. Chúng tôi vẫn thất vọng với bản Dự thảo đó. Như vậy, những ý kiến đóng góp và băn khoăn của mọi người đã không hề được tiếp thu. Thậm chí còn sửa theo hướng hạ thấp giá trị tính thuế, nếu trước kia nhà trên 600 triệu thì, nay nhà trên 500 triệu đã phải nộp thuế.

Xin cảm ơn ông

——————

PV Việt Anh

VTC1 (Thuế và cuốc sống) ngày 15-11-2009:

Bài viết 

415. Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai...

Tinh thần Nghị quyết 68: Không phải cứ sai phạm là tội phạm! (PLO)- Thực tiễn cho thấy có trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan tố tụng không thể không buộc tội. Nhưng, sắp tới mọi thứ sẽ khác... Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số. Hy vọng tinh thần này sẽ được thể chế hóa đầy đủ trong các luật, bộ luật sửa đổi sắp tới.Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương trong xây dựng và thi hành luật pháp là luật chỉ quy định nguyên tắc, còn những gì cụ thể, chi tiết thì giao cho Chính phủ để ứng biến linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn. Đây không phải là quay lại thời “luật khung, luật ống” mà chính là trở về những nguyên lý căn bản phân biệt giữa vai trò của lập pháp, hành pháp và tư pháp, là việc sửa sai sự nhầm tưởng xa rời thực tế.Chúng ta đã từng xây dựng luật theo hướng quy định chi tiết để khi được Quốc hội thông qua thì có thể thi hành, đi vào cuộc sống được ngay. Trong một thời gian dài, BLHS luôn cố gắng định lượng tất cả hành vi vi phạm, tất cả yếu tố cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đánh bạc, trộm cướp, tham ô, lãng phí bao nhiêu tiền thì bị tù 3 năm, 5 năm, 20 năm, chung thân, tử hình.Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhiều năm qua cho thấy có những trường hợp không đáng bị bắt, kết án tù tội nhưng vì BLHS đã chốt cứng mức tiền cấu thành tội phạm nên các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử không thể không buộc tội. Có nhiều trường hợp không đáng bị xử tội hình sự nhưng không bắt, không xử thì hóa ra lại làm trái luật. BLHS quy định cụ thể đến từng đồng thì còn đâu vai trò của các cơ quan pháp luật, ngoài việc cứ phải thật khớp, thật đúng với từng khung khoản, điểm, tiết.Có thẩm phán đã từng phải bật khóc khi xét theo bản chất vụ án thì có thể tuyên một bị cáo không phạm tội; hoặc tuyên một mức án nhân văn, phù hợp, chỉ đáng phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc án treo. Thế nhưng, dù có vận dụng mọi tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung thì “luật là luật”, thẩm phán đành bó tay.Đôi khi xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả thì trộm cắp 50 triệu đồng có khi không nặng tội, không đáng chịu hình phạt bằng việc ăn cắp chỉ 1 triệu đồng. Xử tội một người thì số tiền chiếm đoạt hay thiệt hại chỉ là một yếu tố phụ, còn cái chính mang tính quyết định tội phạm và hình phạt phải là ý thức, thái độ, mục đích và hành vi của họ.Lâu nay luật quy định chi ly kiểu thế này: Người có hành vi trộm cắp một cái túi giống hệt nhau, nếu cái túi đó chứa 1,9 triệu đồng thì không phạm tội, nếu chứa 2 triệu đồng thì phạm tội ở mức độ nhẹ nhưng nếu chứa 50 triệu đồng thì tội nặng gấp đôi so với chứa… 49 triệu đồng. Vậy thì đạo lý, triết lý kết tội là gì?Tội trộm cắp là hiện tượng ngàn xưa, tương đối đơn giản, rõ ràng còn thế, huống chi với các tội phạm về kinh tế - vốn dĩ vô cùng phức tạp - mới thấy khó có thể xử lý một cách thấu lý, đạt tình như thế nào. Nhiều chuyên gia đầu ngành về pháp luật đã từng than thở rằng: BLHS đã biến thẩm phán thành robot. Vì xử nhẹ, xử khoan hồng vượt quá chỉ tiêu thì vừa có nguy cơ sai luật, vừa bị kiểm điểm, nghi ngờ vì tiêu cực hay có gì đó sai trái bất thường.Vì vậy, công lý, đạo lý, nhân đạo, công bằng, lẽ phải và kể cả nguyên tắc suy đoán vô tội, không thể nào vượt qua được yêu cầu thượng tôn pháp luật đã bị gắn chặt vào những con số vô hồn như số tiền, số phần trăm, số mét vuông, số gam, số ngày, số người và nhiều nhiều con số khác. Số phận pháp lý và mức hình phạt của mỗi con người được quyết định chủ yếu dựa vào từng con số, chứ không phải bằng yếu tố chính là hành vi nguy hiểm của họ gây ra cho xã hội.Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới đây đã mở ra một hướng cải tổ hệ thống luật pháp vì con người, theo đúng bản chất, mục tiêu, chứ không máy móc dựa vào hình thức và những con số kiểu trên. Quan trọng nhất là định hướng nhấn mạnh dứt khoát không hình sự hóa những quan hệ dân sự - kinh tế - hành chính.BLHS quy định tội phạm là hành vi phạm pháp “nguy hiểm cho xã hội”. Còn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định vi phạm hành chính cũng là hành vi phạm pháp “mà không phải là tội phạm”. Như vậy, để phân biệt tội phạm và hành vi vi phạm hành chính thì mấu chốt là phải đánh giá sự nguy hiểm trong từng vụ việc cụ thể, chứ không phải nâng lên đặt xuống mấy con số thì trở thành tội phạm và ngược lại.Hầu hết sai phạm liên quan đến kinh tế trong BLHS hiện hành đều có thể xử lý bằng xử phạt hành chính thay vì hình sự mà không làm giảm tác dụng, hiệu quả răn đe và phòng ngừa vi phạm. Chỉ khi không thể xử lý được bằng hành chính thì mới buộc phải tính đến việc xử lý bằng hình sự. Đặc biệt, không nên coi mọi sai phạm kinh tế nghiêm trọng đều là tội phạm.Như vậy, luật sẽ thực sự hợp lý, công bằng, nhân văn, nhân đạo, vì con người; cơ quan điều tra sẽ giảm thiểu oan sai; cơ quan công tố sẽ chỉ buộc tội được những hành vi đúng, rõ là tội phạm; tòa án sẽ chỉ tuyên những bản án mà bị cáo cũng như công chúng phải tâm phục, khẩu phục.Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC (*)-------------------Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Pháp luật) 12-5-2025:https://plo.vn/tinh-than-nghi-quyet-68-khong-phai-cu-sai-pham-la-toi-pham-post849220.html(*) Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật  ANVI(1.158)

Bình luận 

445. Bình luận về việc Thế chấp tài sản số...

Bình luận về việc Thế chấp tài sản số tại ngân hàng. (Tham luận...

Phỏng vấn 

4.474. Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát...

Bước đột phá giúp kinh tế tư nhân phát triển. (TT) - Trao đổi với Tuổi...

Trích dẫn 

4.068. Khi ngân hàng Việt tham vọng thành tập đoàn...

Khi ngân hàng Việt tham vọng thành tập đoàn tài chính đa ngành. (KTSG)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 247,887