025. Hành vi trục lợi chứng khoán có thể xử lý về hình sự

(ĐTCK) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư chứng khoán

  1. Đây là vụ đầu cơ đẩy giá thực sự được cả lãnh đạo VTV thừa nhận (là cổ đông này đã làm giá). Tuy nhiên, để khẳng định rõ thì đây là điều không đơn giản.bản thân cơ quan quản lý là UBCK cũng đang lúng túng trước sự việc này. Vì thực tế các giao dịch được khớp lệnh bù trừ đa phương nên rất khó xác định hành vi trục lợi. Theo anh, trong trường hợp này, cơ quan phải làm gì để xác định đây là hành vi đầu cơ đẩy giá?

    Hoàn toàn có thể xác định được hành vi trục lợi thông qua các lệnh bán VTV, dựa trên bình quân giá trước khi công bố mua vào và sau khi bán ra;
    Việc công bố giả tạo mua vào với số lượng lớn, chấp nhận giá cao đến 30% là hành vi cố ý tạo dựng thông tin sai sự thật để đầy giá.

  2. trong trường hợp nào thì cơ quan điều tra có quyền vào cuộc. Nếu nhận thấy có dấu hiệu giao dịch bất thường thì cơ quan công an có thể vào cuộc ngay cả khi không có bất kỳ đề nghị nào của các bên liên quan (ở đây là ko có mà chỉ là đề nghị của ubck) hay không? Có phải tại các giao dịch bất thường như thế này sẽ ít có các cuộc điều tra của cơ quan công an không?

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
    Việc xác định dấu hiệu của tội phạm dựa trên nhiều cơ sở, như: Sự tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do cơ quan điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm.

    Như vậy thì đã hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để cơ quan điều tra nhập cuộc để xử lý những giao dịch bất thường. Chỉ có điều, trên thực tế, đây là một loại tội phạm mới được quy định trong Bộ luật Hình sự từ đầu năm 2010, với tính chất rất phức tạp, nên chưa thấy xử lý vụ nào.

    3. Trong trường hợp này có thể xác định được mức độ thiệt hại của người bị hại (nhà đầu tư mua giá cao bán giá thấp do hành vi đẩy giá của cổ đông lớn kia) hay không? Có thể xác định được ai là người bị hại hay không? cách nào?

    Thiệt hại ở đây bao gồm 2 loại, thiệt hại về vật chất và thiệt hại nghiêm trọng khác. Thiệt hại về vật chất là làm cho nhà đầu tư phải mua VTV với giá cao hơn nhiều so với giá trị thị trường, nếu như không có đòn đẩy giá bất hợp pháp. Việc này cũng tương tự với việc người mua hàng bị lừa dối, mua hàng với giá cao hoặc mua hàng đúng giá nhưng hàng bị thiếu về sồ lượng hoặc kém về chất lượng.

    Theo tôi, vẫn có thể xác định được thiệt hại của những người mua VTV trong giai đoạn VTV bị làm giá.
    Tuy nhiên, kể cả không xác định được thiệt hại này, thì vẫn có thể xác định đó là gây thiệt hại nghiêm trọng khác là đã gây ảnh hưởng rất xấu đến thị trường chứng khoán. Điều này đã được chỉ rõ tại điểm c, khoản 3.6 và khoản 3.7, Phần II, Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 11-3-2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công an Hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đó là vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng, với hành vi “thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo” và “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán”.

  3. Có phải chế tài áp dụng cho hành vi này hiện chỉ là phạt 70 triệu đồng ko? Theo anh, nên quy định chế tài xử phạt ra sao?

Nếu xác định hành vi trên chỉ là vi phạm hành chính, thì mức phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định hiện nay chỉ là 70 triệu đồng. Theo tôi, mức này là quá nhẹ. Với những vi phạm trong những lĩnh vực này cần phải tăng lên mức phạt hành chính tối đa là 500 triệu đồng.

Nếu như xác định hành vi trên là có tội và bị xử phạt hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đó là vi phạm Điều 181a về “Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán. Theo điều này, thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, nếu “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật liên quan đến việc” giao dịch chứng khoán “thu lợi bất chính lớn”.

– Người phạm các tội trên còn đồng thời bị tịch thu khoản thu lợi bất chính và có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến một 150 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Diệu trang

————–

Báo Đầu tư Chứng khoán ngày 09-4-2010

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,460