031. Luật các TCTD sửa đổi còn quá chặt chẽ

(VTV1) – Sau 13 năm tồn tại, việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng lần này được xem là có tính bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các ngân hàng.

Hình minh hoạ.

Một điều trong dự thảo Luật nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các ĐBQH là việc “cấm các ngân hàng thương mại được sở hữu cổ phần của các ngân hàng khác”. Quy định này đưa ra để tránh nguy cơ rủi ro từ một ngân hàng lan ra toàn hệ thống.

Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến lại cho rằng, không nên cấm hoàn toàn việc này, để không gây khó cho quá trình tăng vốn của ngân hàng và tạo sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài.

Hiện Dự thảo mới nhất đang được sửa đổi theo hướng hạn chế, chứ không cấm việc một ngân hàng mua cổ phần của ngân hàng khác.

Một nội dung khác là việc đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu tối đa trong một ngân hàng của mỗi cá nhân xuống còn 5% và của mỗi tổ chức chỉ còn 15%. Đại diện Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, không nhất thiết phải giảm các tỷ lệ này. Thực tế hiện nay, có tình trạng một số cá nhân, tổ chức vẫn có thể sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định, bằng việc nhờ người khác đứng tên hộ. Vấn đề là ở chỗ giám sát được tỷ lệ sở hữu thực tế của mỗi cá nhân, tổ chức.

Nhìn chung, Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi đã bao quát được hầu hết hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều quy định dù đã qua sửa đổi, nhưng vẫn còn quá chặt chẽ, có thể dẫn đến nguy cơ các giấy phép con, và thêm thủ tục hành chính cho hoạt động của ngân hàng.

Tác giả: Minh Hường.

——————————

VTV1 (Thời sự 19h) ngày 21-5-2010:

(Chuẩn bị cho ngày 22-5-2010 Quốc hội sẽ thảo luận về Luật Các TCTD)

 Một số ý kiến chuẩn bị về 3 vấn đề

  • Chung:
  • Quá chặt chẽ, quá thận trọng bằng thủ tục hành chính thay bằng bằng rào cản kinh tế – kỹ thuật. Như mọi hoạt động đều phải được cấp phép, trong khi nhiều nội dung không ảnh hưởng gì đến an toàn.
  • Một số hạn chế, thay vì quy định cấm, thì nên quy định giới hạn. Như không cho vay công ty chứng khoán, không được bảo lãnh phát hành chứng khoán…
  • Cấm là cấm tiệt, chặt không thể nào thay đổi được. Cho nhưng đặt ra điều kiện và giới hạn thì sẽ linh hoạt mà vẫn chặt. Giới hạn bằng không. Như vậy vẫn bảo đảm yêu cầu quản chặt mà lại không bị bế tắc, vướng mắc khi tình hình thay đổi.
  • Muốn thiết kế theo cơ chế an toàn, hiệu quả nhưng sẽ dễ dàng biến thành cơ chế xin cho.
  • Lĩnh vực ngân hàng quá nhiều thủ tục hành chính mà dự luật không giảm đi, trong khi điều này đang giảm rất mạnh mẽ trong lĩnh vực khác.
  • Còn nhiều quy định chưa cụ thể, chưa thể thực hiện được ngay, như không xác định được tiêu chuẩn đối với cổ đông sáng lập.
  • Sở hữu chéo:
  • Không cần cấm đoán. Vấn đề là nguồn vốn minh bạch, rõ ràng và tỷ lệ hợp lý.
  • Hỗ trợ nhau, hợp tác nhau. Đã có những giới hạn chặt chẽ về góp vốn vào 1 ngân hàng cũng như vào tất cả các doanh nghiệp khác.
  • Ngân hàng nước ngoài được, trong nước lại không.
  • Mua cổ phần giữa các ngân hàng với nhau mới một giới hạn thấp là an toàn hơn hẳn mua cổ phần của các công ty khác. Nếu hệ thống ngân hàng có vấn đề thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế có vấn đề. Tránh là tránh trên tầm rộng hơn như không phải là ở việc đó.
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần:
  • Cho rằng trước đây vốn nhỏ thì cho tỷ lệ sở hữu lớn. Nay tăng lên vốn lớn thì cho nhỏ là không thuyết phục.
  • Tỷ lệ thì lúc nào cũng là tỷ lệ. Nền kinh tế có phát triển, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp và cá nhân cũng lớn lên rất nhiều, thì mới có ngân hàng lớn. Vậy tỷ lệ sở hữu giữ nguyên là hoàn toàn hợp lý.
  • Trước tối đa một doanh nghiệp lên đến 40%. Vừa rồi giảm xuống 20%. Nay dự luật giảm xuống 10%.
  • Cần giữ mức 20% là vừa phải. Các doanh nghiệp khác không quy định tỷ lệ sở hữu. Ngân hàng không chỉ giới hạn tỷ lệ mà còn có một loạt những ràng buộc khác bảo đảm tránh thao túng, thâu tóm, gây bất ổn.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,471