058. Dự thảo Luật Chứng khoá: Cái cần bàn thì không có

(VTV1) – Thị trường đang quan tâm gì đến việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong kỳ họp QH lần này? Và câu trả lời của hầu hết thành viên thị trường đó là, họ không mấy quan tâm bởi cái cần thì chưa có, mà cái có lại chưa cần…

Dự thảo Luật chứng khoán là một trong những vấn đề sẽ được đưa ra trong kỳ họp Quốc hội lần này. Có 6 vấn đề được tập trung sửa đổi bổ sung trong dự Luật lần này là phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công bố thông tin và xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, theo các thành viên trên thị trường chứng khoán, thì lần sửa đổi Luật này chưa mấy mang lại nhiều hy vọng khi mà có nhiều vấn đề thị trường đang cần hơn như việc trao thêm quyền lực cho UBCK Nhà nước để cơ quan này có thể kịp thời, nhanh nhạy phản ứng với nhu cầu của thị trường thì lại không thấy được đề cập đến.

Thị trường đang quan tâm gì đến việc sửa đổi Luật Chứng khoán trong kỳ họp Quốc hội lần này? Và câu trả lời hầu hết của các thành viên thị trường đó là họ không mấy quan tâm. Bởi cái cần thì chưa có, mà cái có lại chưa cần. Ví như việc liệu có nên không nâng cao thêm vị thế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại không được đề cập đến.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng: “Nếu tách Ủy ban Chứng khoán ra thành cơ quan độc lập thì tốt. Độc lập để quản lý nhà nước điều hòa, kịp thời nhanh nhạy, đủ chức năng, nhiệm vụ cần thiết, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai”.

Không phải ngẫu nhiên thị trường lại đặt ra vấn đề về vị thế của Ủy ban Chứng khoán, bởi thực tế đã có những ví dụ điển hình về việc nếu như Ủy ban Chứng khoán được quyền quyết định, mọi việc sẽ khác. Đó là câu chuyện T+2, tức là việc cho phép nhà đầu tư được rút ngắn thời hạn giao dịch chứng khoán xuống còn 2 ngày, thay vì 4 ngày như hiện này. Quy chế này đã được cả thị trường chờ đợi hàng năm trời. Và nhất là khi thị trường đang suy giảm như lúc này, thì giao dịch T+2, thậm chí là T+0 lại được nhà đầu tư mong mỏi hơn bao giờ hết. Thế nhưng đến giờ, quy chế giao dịch này vẫn không được đưa ra.

Anh Nguyễn Duy Khoa, Nhà đầu tư phát biểu: “Cái thị trường cần là UBCK phải tự quyết định, giao dịch T+0, T+1, T+2 đưa ra rất lâu không thấy gì, đưa các sản phẩm margin, là phải có, phải trao thêm quyền cho UBCK, Bộ Tài chính không nên ôm đồm”.

Mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán chưa hề có một sản phẩm mới mặc dù nhu cầu của thị trường đang khá bức thiết. Câu hỏi đặt ra là 10 năm nữa sẽ ra sao, sản phẩm mới như ký quỹ, như T+2 liệu có được triển khai khi mà thị trường, nhà đầu tư thì vẫn tiếp tục dài cổ ngóng chờ UBCK, còn UBCK thì lại mòn mỏi mong chờ quyết định của Bộ Tài chính?

Tác giả : Trần Hà.

——————–

Phỏng vấn ngày 02-11-2010

VTV1 (“Việt Nam và các chỉ số”) 20h ngày 02-11-2010.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,880