(TOPICA) – Tại Topica, học viên không chỉ được giảng dạy bởi giảng viên chuyên môn. Topica còn có sự tham gia của giảng viên hướng dẫn – những nhà quản lý đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đó là những giảng viên có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc dày dặn, và rất nhiều trong số đó là những “người của công chúng” – xét theo tuần suất xuất hiện “dày đặc” trên báo chí – truyền hình.
“Người của công chúng”
Luật sư Trương Thanh Đức, giảng viên môn Pháp luật đại cương, giám đốc Pháp chế ngân hàng Bảo Việt, Giám đốc Công ty Luật ANVI, có thể coi là một nhà báo thực thụ. Thầy là một cây bút xuất sắc với phong cách viết dí dóm nhưng cũng mạnh dạn, thẳng thắn đưa ra quan điểm, nhận xét của mình.
“Báo chí là lĩnh vực ‘ngoại đạo’, tôi không chuyên về chương trình nào, mà tham gia ‘thập cẩm’, miễn là được ‘kêu gọi’, cũng như có cảm hứng: Luật sư của Doanh nghiệp trên VITV, Tài chính và Bất động sản trên VTV1 và rải rác trên các báo chí về kinh tế, pháp luật như Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Nhà Quản lý, Tạp chí kinh doanh, Thời báo Kinh tế Việt Nam,… Ngoài ra, tôi cũng đã từng được ‘ăn’ phần thưởng cộng tác viên xuất sắc của Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống.
Đọc và viết về lĩnh vực pháp luật và ngân hàng là yêu cầu nghề nghiệp, nhưng viết báo và trả lời phỏng vấn thì chỉ là hoạt động ‘du ngoạn’ mở mang. Từ trước đến nay, tôi đã có được hơn trăm bài đã đăng trên báo chí. Bên cạnh đó là trên 100 bài tham luận góp ý, bình luận, xây dựng pháp luật. Do đã có nhiều bài báo của các tác giả đã trích dẫn ý kiến trong các bài phát biểu của tôi và một số báo chí khai thác thêm bằng phỏng vấn. Qua nhiều năm ‘chăm chỉ gieo trồng’, năm nay tự dưng ‘được mùa gặt hái’ đột xuất với gần 30 lượt phỏng vấn, trong đó có hơn chục lần lên sóng truyền hình”
Thầy Đào Trọng Khang, giảng viên môn Phát triển Kỹ năng cá nhân cũng là một “gương mặt quen thuộc ” trên các chương trình truyền hình, cũng như các bài báo. Thầy đã tham gia trả lời phỏng vấn cho các phóng sự của VTV1, VTV4, InfoTV. Một số biên tập viên, phóng viên khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Kinh doanh và Tiếp thị, Tamnhin.net, tạp chí Sức khỏe gia đình cũng dành cho thầy nhiều cơ hội chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với khán giả, độc giả trên các kênh truyền thông của họ. Các câu hỏi xoay quanh chủ đề nhân lực, tuyển dụng, cơ hội việc làm cho thanh niên, sinh viên mới ra trường, vai trò tư vấn của DTK Consulting – công ty mà thầy đang điều hành,…
“Tôi đã nhiều lần tham gia trả lời phỏng vấn của các phóng viên, biên tập viên báo đài.Riêng với Topica, lần thứ nhất là Họp báo khởi động Chương trình ‘1000 doanh nhân truyền kinh nghiệm cho thanh niên qua Elearning’; lần thứ hai là Lễ sơ kết giai đoạn I và phát động toàn quốc của Chương trình này. Khi tham gia những chương trình này, ban đầu tôi thấy có phần căng thẳng. Tuy nhiên, tôi cũng đã cố gắng chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm và quan điểm chuyên môn tới các khán, thính giả, độc giả sao cho dễ hiểu!”.
Vừa qua, thầy Khang đã tham gia ban tổ chức và là trưởng ban vận động tài trợ của Ngày Nhân sự Việt Nam (Vietnam HR Day 2010). Theo thầy: “Các bạn sinh viên nói chung và học viên Topica nói riêng, nên quan tâm đến sự kiện này, qua Internet, báo chí hay tham dự trực tiếp (đặc biệt với các bạn đang là cấp quản lý tại doanh nghiệp). Lý do là trong công việc hiện tại hay sau này, các bạn đang và sẽ luôn gặp phải rất nhiều vấn đề ‘nóng’ của quản trị nguồn nhân lực, như tuyển dụng, đãi ngộ, lưu giữ nhân tài, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (với nhân viên của mình hay chính các bạn)”.
Làm gì để thành công?
“Kinh nghiệm của tôi chia sẻ với học viên là hãy làm việc hết mình, với tinh thần trách nhiệm, luôn hướng tới sự hoàn thiện và không ngừng học tập. Ngoài ra, mỗi cá nhân cần chú ý xây dựng mạng lưới làm việc của mình”, thầy Đào Trọng Khang trả lời.
Là giảng viên môn Pháp luật đại cương, đồng thời cũng là MC chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”, thầy Đặng Anh Tuấn chia sẻ: “Bản thân tôi cũng là một người đang tìm kiếm sự thành công và tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng: Mỗi chúng ta đều có những cái đích riêng cho cuộc đời mình và hãy có một ý chí quyết tâm, một tinh thần làm việc nghiêm túc, cầu thị, bạn sẽ có được cái đích mình muốn và luôn nhớ rằng ‘Đường tuy ngắn không đi sao tới/ Việc tuy nhỏ chẳng làm chẳng nên’.”
“Trò phải có tinh thần muốn hơn thầy”
Thầy Trương Thanh Đức chia sẻ: “Ngày xưa các cụ nói ‘Nhất tự vi sư’, thậm chí ‘Bán tự vi sư’. Thú thực, cả đời tôi luôn là học sinh ngoan, nhưng thâm tâm tôi vẫn không phục, không thích cái tư duy ấy. Như thế thì rất dễ rơi vào vòng lệ thuộc và kìm hãm. Trò vẫn cần đến thầy, nhưng trò cần phải tự tin, phải mong muốn rằng sẽ hơn thầy và hiện tại hoàn toàn có thể khẳng định ‘ăn đứt’ thầy ở nhiều điểm, đặc biệt là thầy – trò theo chương trình đào tạo của Topica. Trong cái sự học ngày nay, không phải chỉ là học chữ, do vậy phải học cả người hơn mình nhiều chữ, đồng thời phải học cả người kém mình nhiều chữ, nhưng lại hơn ở cái khác. Như thế là cách học hiện đại, học vì kiến thức chứ không vì bằng cấp. Học vì bằng cấp thì không khó, học vì kiến thức thì không dễ”.
Một nhà giáo dục đã nói rằng: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”. Xin được gửi lời chúc các thầy sức khỏe và thành đạt, tiếp tục khơi dậy ngọn lửa tri thức của biết bao thế hệ học trò.
Thầy Đức tại một buổi truyền kinh nghiệm cho sinh viên HANU trong chương trình “1000 DN dẫn đường cho thanh niên qua Elearning” |
TOPICA 16-11-2010:
(1.173./1.173)