066. Vụ thao túng giá chứng khoán DHT

(VITV) – Luật sư Trương Thanh Đức, trả lời phỏng vấn phóng viên Hạnh Lệ ngày 01-12-2010

 

VITV – SCTV8 (Chứng khoán) 20h ngày 02-12-2010:

1- Vừa qua ông Lê Văn Dũng – Tổng giám đốc CTCP Dược Viễn Đông bị bắt vì hành vi thao túng giá chứng khoán – đây được xem là vụ xử lý hình sự đầu tiên của TTCK. Theo ông, hiện nay để phát hiện và xử lý 1 vụ thao túng giá cổ phiếu theo luật hình sự thì có đơn giản không?

  • Phát hiện đơn giản.
  • Xử lý không khó;
  • Chỉ khó về ranh giới hành chính – hình sự.

2- Theo ông những điều quy định tại điều 181C Bộ Luật hình sự có xử lý và nghiêm trị được hành vi thao túng giá cổ phiếu đang phát triển khá mạnh hiện nay không?

  • Điều 181c hoàn toàn đáp ứng được.
  • Vấn đề chỉ còn là quan điểm xử lý.

3- Sau vụ Dược Viễn Đông nhiều người hy vọng các cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp mạnh tay hơn với nạn làm giá chứng khoán hiện nay. Ý kiến của ông thế nào?

  • Điều này là rõ ràng.
  • Cần cảnh báo kịp thời.

 

  • Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán
  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;

b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2-7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

  

  1. Ông nhận định như thế nào về việc lần đầu tiên có một vụ xử lý tội phạm hình sự liên quan đến tội thao túng giá chứng khoán?
  • Các cơ quan quản lý đã vào cuộc để bảo vệ sự minh bạch, tin cậy của Thị trường.
  • Chậm, cần thiết: Gây rối trật tự công cộng và “gây rối” thị trường chứng khoán
  1. Theo ông thì động thái mới này có ý nghĩa như thế nào đến thị trường?
  • Có tác động 2 mặt.
  • Giật mình: Giống như tội đầu cơ.
  1. Theo báo chí thì ông Dũng và những người có liên quan mở 11 tài khoản để thao túng giá. Tuy nhiên việc cá nhân dùng nhiều tài khoản đển thao túng giá cũng nhiều và cũng đã từng bị xử lý. Theo ông thì tại sao trường hợp của ông Dũng lại bị xử lý tội hình sự?
  • Ranh giới vi phạm khó đánh giá: Uỷ ban CK cho là vi phạm hành chính.
  • Rõ, nghiêm trọng và phải qua một thời kỳ.
  1. Là một luật sư thì ông có thể cho biết chi tiết rõ hơn chiêu thức làm giá của chủ tịch DVD ? Và thông thường thì chiêu thức làm giá sẽ theo một quy trình như thế nào?
  • Tập trung mua số lượng lớn (hơn 60%);
  • Tạo ra giao dịch giả đẩy giá lên cao (dưới 30 trên 100);
  • Ồ ạt bán ra để thu lợi (gần 47%).
  1. Ông có cho rằng động thái mới này có thể sẽ ngăn chặn hay ít ra là hạn chế được hành vi thao túng giá chứng khoán hay không?
  • Chắc chắn ngăn chặn, ít nhất là những chiêu thức công khai, lộ liễu;
  1. Liệu những thông tin ông Dũng và những người liên quan bị bắt sẽ tác động như thế nào đế cổ phiếu của ĐHT trong thời gian tới?
  • Cổ phiếu DHT sẽ trở về đúng giá thực
  • Bao hàm yếu tố thông tin xấu.
  1. Theo luật hình sự thì tội thao túng giá cổ phiếu như trường hợp của ông Dũng sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán
  • Phạt tiền từ 100-500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, tù 6 tháng – 3 năm;
  • Nếu phạm tội có tổ chức, thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm: 2-7 năm.
  • Có thể bị phạt tiền từ 10-150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
  1. Xin ông cho biết là những tài khoản lập ra của ông Dũng 11 tài khoản đó thì có bị phong tỏa hay không, theo luật hiện hành?
  • Chưa có quy định về việc phong toả.
  • Chỉ phong toả tạm thời xử lý.

 

  • Vụ việc DVD thao túng DHT
  • Nguồn: Báo chí
  • Mua vào:
  • Sử dụng hơn chục tài khoản
  • Không chào mua công khai khi mua vượt 25%
  • Mua hơn 60% cổ phiếu
  • Tăng giá từ dưới 30 lên 100;
  • Bán ra:
  • 2 tháng (8-10)
  • Bán gần 47% cổ phiếu
  • Giảm sàn liên tiếp xuống dưới 50.
  • Luận điểm:
  • Gây rối trật tự công cộng và “gây rối” thị trường chứng khoán.
  • Giống như tội đầu cơ. Bình thường hành vi buôn bán là có yếu tố đầu cơ tự nhiên, Nhưng chỉ phạm tội nếu lợi dụng tình hình bất thường mà mua bán thu lời bất chính, gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Ranh giới vi phạm
  • Khó đánh giá: Uỷ ban CK cho là vi phạm hành chính.
  • Điều 181c. Tội thao túng giá chứng khoán
  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi thao túng giá chứng khoán sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo;

b) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2-7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

 

  • – Hành vi làm giá chứng khoán đang gây ra những hậu quả như thế nào, thưa anh?

 

Trước hết, hành vi làm giá chứng khoán gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư chân chính. Nhưng quan trọng hơn, nó không chỉ làm méo mó giá một vài mã chứng khoán, ảnh hưởng đến một vài công ty, mà còn ảnh hưởng rất xấu đến cả thị trường. Chỉ số chứng khoán có thể bị lệch lạc bởi một vài mã chứng khoán. Điều nguy hiểm nhất là việc thao túng giá chứng khoán sẽ làm mất lòng tin vào thị trường, mà đối với thị trường chứng khoán, thì lòng tin có vai trò quyết định. Nếu nhà đầu tư quay lưng lại với thị trường thì mục tiêu huy động vốn và khả năng thanh khoản chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng xấu.

 

– Trên thực tế, đã xảy ra rất nhiều vụ làm giá chứng khoán (căn cứ vào những lần thông báo phạt của Ủy ban chứng khoán nhà nước) nhưng đây là lần đầu tiên mới có vụ đưa ra xử lý hình sự, phải chăng việc áp dụng theo hình sự là rất khó, dù chúng ta đã có quy định bổ sung BLHS?

 

Việc xử lý hình sự tội phạm về chứng khoán tất nhiên là khó so với nhiều loại tội phạm khác, vì đây là một lĩnh vực rất phức tạp. Thế nhưng, đối với những trường hợp vi phạm đã được công luận lên tiếng, đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện và xử phạt hành chính, thì khó hay dễ lại hoàn toàn là do quan điểm xử lý. Khi đó, hành vi và mức độ vi phạm đã được chỉ rõ, tức là đã có đủ cơ sở pháp lý xác định và xử phạt. Chỉ còn cân nhắc giữa mức độ vi phạm hành chính và vi phạm hình sự.

Theo tôi, các dấu hiệu phạm tội được nêu tại các điều 181a, 181b và 181c của Bộ luật Hình sự là khá rõ. Đó là các tội “cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán”, “sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán” “thao túng giá chứng khoán”. Ví dụ, tội thao túng giá chứng khoán được Bộ luật xác định khá rõ bằng các dấu hiệu “Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo” và “Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán”.

– Các vụ làm giá chứng khoán thường có tính hai mặt, nếu không xử lý sẽ gây lũng đoạn thị trường, nhưng nếu xử lý không thận trọng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho các nhà đầu tư. Vậy theo anh cần phải có những biện pháp như thế nào.

Đúng là thị trường chứng khoán rất nhạy cảm. Nếu không liên tục tạo ra sự chênh lệch, lên xuống, biến động giá, thì thị trường chứng khoán sẽ không còn ý nghĩa. Tuy nhiên đôi khi cũng khó phân biệt giữa biến động bình thường và lũng đoạn thị trường.

Một người gây rối trật tự công cộng đã có thể bị xử lý hình sự, vậy thì “gây rối” thị trường chứng khoán còn cần xử lý nghiêm khắc hơn. Nhưng, cái khó nhất là làm sao để phân biệt được ranh giới giữa vi phạm hành chính và phạm tội hình sự. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn các tội về chứng khoán để các nhà đầu tư có thể nhận biết và quyết định hành động. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp kiểm soát, phát hiện và cảnh báo kịp thời, tránh hậu quả xấu cho cả cá nhân nói riêng và thị trường nói chung.

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,477