072. Dự luật “Các tổ chức tín dụng”: Vẫn còn bỏ ngỏ nhiều nội dung

(CT) – Mới đây, tại Hà Nội, Phòng TM và CN Việt Nam phối hợp với UB Kinh tế của Quốc hội và Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật ngân hàng nhà nước và Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng.

Nhận xét về nội dung của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI nói: “Tuy dự luật này đã rõ ràng, chi tiết hơn rất nhiều so với luật “Các tổ chức tín dụng” hiện hành, song vẫn còn bỏ ngỏ nhiều nội dung cơ bản, không quy định cụ thể mà “nhường” cho văn bản dưới luật. Sau khi luật này được ban hành, vẫn còn nhiều nội dung chưa thể làm được, chưa biết “ngô khoai” phải trái thế nào như không biết điều kiện thế nào để có thể trở thành cổ đông sáng lập ngân hàng, mà chỉ biết chắc chắn là khác xa so với Luật Doanh nghiệp. Ông Đức đã đưa ra 7 mục không biết. Ví dụ: không biết mức vốn pháp định (một trong những vấn đề cốt lõi đối với TCTD) sẽ lên xuống, tăng giảm thế nào; không biết TCTD có được phát hành trái phiếu thông thường như lâu nay vẫn làm không?; …”.

Tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy- Đại học quốc gia Hà Nội có ý kiến về phạm vi điều chỉnh của dự Luật Các TCTD: nên bao quát cả hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, bởi lẽ một trong các vấn đề rất quan trọng, quyết định tới sự tồn tại của một DN là hoạt động của nó. Vì vậy, Luật Các TCTD điều chỉnh về hoạt động ngân hàng của các TCTD thì cũng nên điều chỉnh luôn cả hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Hoạt động ngân hàng dù được thực hiện bởi tổ chức nào đi chăng nữa thì đều thuộc thẩm quyền quản lý của NHNN Việt Nam. Nếu không quy định thì sẽ bỏ sót đối tượng quản lý, có thể gây ra những hậu quả nặng nền cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Về khái niệm “hoạt động ngân hàng của tổ chức khác” nên thêm vào trong dự thảo, luật gia Bùi Thanh Lam đưa ra quan điểm: qua nghiên cứu thực tế đồng ý đưa khái niệm vì trong những năm sắp tới, ngành ngân hàng sẽ chứng kiến sự gia tăng về số lượng các sản phẩm ngân hàng liên kết bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, điện tử… do đó sự tham gia của các tổ chức không phải là tín dụng để cung cấp các sản phẩm này. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên kết như dịch vụ liên kết thẻ, dịch vụ quản lý tài sản cá nhân.

Đồng quan điểm với luật gia Thanhh, tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy- Đại học quốc gia Hà Nội- cho rằng, về khái niệm hoạt động ngân hàng (khoản 11 Điều 4) chưa hợp lý vì “cung ứng nghiệp vụ” cũng chính là hoạt động nghiếp vụ, là nội dung kinh doanh của các TCTD. Thêm vào đó, nếu hoạt động ngân hàng chỉ được hiểu là hoạt động thường xuyên thì lại mâu thuẫn với khái niệm TCTD (TCTD là doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là thực hiện một, một số hoạt động ngân hàng). Vì vậy, hoạt động nên được hiểu là hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyên dưới hình thức nhận tiền gửi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và các hình thức khác.

Đề cập đến tổng mức dư nợ cấp tín dụng, ông Akihirp Saito- Tổng giám đốc chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Mizuho Corporate phân tích và kiến nghị: mục I Điều 128 của Dự thảo Luật Các TCTD thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng sẽ bị thay đổi. Theo quy định hiện hành thì tổng mức dư nợ này không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ, nhưng theo dự thảo thì tổng mức dư nợ này không được vượt quá 15% vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ông đề nghị là quy định hiện hành về cách tính tổng mức dư nợ cấp tín dụng nên duy trì, nghĩa là không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ.

Về Dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, TS. Lê Thị Thu Thủy đưa ra 8 ý kiến góp ý. Đó là, vị trí pháp lý của NHNNVN; mục tiêu hoạt động của NHNNVN; chính sách tiền tệ quốc gia; bảo hiểm tiền gửi; giải thích từ ngữ; hoạt động của NHNNVN; góp vốn, mua cổ phần của NHNNVN; thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong đó nhấn mạnh về mục tiêu hoạt động của NHNNVN, cần thể hiện được quyền tự chủ, tính độc lập của ngân hàng này trong việc hoạch định và thực hiện các vấn đề về chính sách tiền tệ của một quốc gia… để tránh rườm rà dự thảo nên chăng chỉ quy định hai mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các mục tiêu còn lại như quy định trong dự thảo là hệ quả của việc đạt được các mục tiêu nêu trên…

Về chính sách tiền tệ quốc gia, Điều 4 dự thảo chưa nêu được nội dung, mà chỉ đưa ra được mục đích của chính sách tiền tệ quốc gia. Vậy nội dung của chính sách này là gì, khác gì so với các chính sách khác như đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm. Bản thân chính sách tiền tệ quốc gia được hợp thành những loại chính sách như thế nào chưa rõ. Ai xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia cũng không có quy định cụ thể…

Luật gia Vũ Xuân Tiền- Ủy viên BCH Hội Luật gia Hà Nội- trước khi nêu những ý kiến góp ý cụ thể đã nêu 2 câu hỏi: thứ nhất, vì sao chúng ta không xây dựng một Luật ngân hàng Trung ương Việt Nam mà vẫn duy trì một ngân hàng nhà nước Việt Nam “lưỡng tính” như từ trước đến nay? Theo diễn giải của luật gia Vũ Xuân Tiền thì nếu có một ngân hàng trung ương việc chi tiêu công sẽ minh bạch hơn nhiều; thứ hai, mối quan hệ giữa ngân hàng nhà nước với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) như thế nào?

Luật gia Tiền cho rằng, nếu mối quan hệ giữa NHNN và UBGSTCQG không được ghi nhận trong luật NHNN thì khi thực hiện chức năng giám sát, UBGSTCQG có vi phạm luật NHNN không?

Luật gia Tiền đề nghị thay khoản 2 trong dự thảo bằng đoạn sau đây trong Điều 3 Luật NHNN hiện hành: Chính phủ dự án xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định tiền lượng cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và giải pháp thực hiện”.

Kim Hiền

————-

Báo Công Thương ngày 02-7-2009:

http://www.baothuongmai.com.vn/Details/chinh-sach/du-luat-cac-to-chuc-tin-dung-van-con-bo-ngo-nhieu-noi-dung/32/0/17484.star

(178/1.302)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.393. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát...

Trích dẫn 

3.913. Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ...

Giá vàng ngày một "nóng", có nên nắm giữ dài hạn? (KTCK) - Giá vàng tăng...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,476