078. Chính sách tiền tệ năm 2010

(IFN) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia đối thoại trực tiếp với MC Minh Loan 18h30 (phát lại 21h) tại 43 Nguyễn Chí Thanh.

InfoTV (Bản tin kinh tế) ngày 27-12-2010:

—————

Câu 1: Yêu cầu cơ bản của điều hành chính sách tiền tệ chính là tính chất đi trước, dẫn dắt, và định hướng. Nhưng dường như trong năm 2010 những thay đổi chính sách chỉ đến khi sức ép thị trường kịp tạo lập những đỉnh cao vàng, tỷ giá hay lãi suất khiến kinh tế ảnh hưởng không ít. Chính sách rõ ràng rơi vào tình trạng bị động, đi sau diễn biến kinh tế vĩ mô?

  • Thay vì định hướng, dẫn dắt, đi trước thì đã lúng túng, bị động, chữa cháy;
  • Lúng túng, bị động chính là một trong những yếu tố tác động lớn đến cả ba loại thị trường lãi suất, tỷ giá, vàng;
  • Chính sách rõ ràng lỗi nhịp quá xa so với diễn biến nền kinh tế, vì vậy nó ít tác dụng điều tiết, thậm chí phản tác dụng.

Câu 2: Ông đánh giá như thế nào về nhận xét cho rằng cơ quan quản lý đã không chú trọng đủ mức vào những dấu hiệu vĩ mô phản ánh khuynh hướng của nền kinh tế mà chỉ tập trung đến những biểu hiện cụ thể của thị trường?

  • Những dấu hiệu vĩ mô của thị trường hoàn toàn có thể biết trước, nhưng đã bị bỏ qua, đến khi nó bộc lộ rõ ràng, thì không kịp trở tay.
  • Không trị căn nguyên, mà dập triệu chứng, nên nó cứ lặp đi lặp lại, kéo dài.

Câu 3: Sự nhịp nhàng cũng là điều đáng nói khi hầu như rất nhiều quyết định được đưa ra khá bất ngờ? Liệu đó có phải sự linh hoạt hay không?

  • Linh hoạt là chủ động, mạnh dạn, nhanh nhạy thay đổi kịp thời.
  • Còn đây là giật cục, là tình thế bắt buộc, bất đắc dĩ, vì vậy không thế nhịp nhàng ăn ý được;
  • Vì vậy điều chỉnh cái này, thì cái khác nó sẽ ảnh hưởng; lãi huy động – cho vay;
  • Toàn quyết định có hiệu lực ngay. Thậm chí ngay cả với lãi suất cho vay, thì cần thì cần gì phải có hiệu lực ngay trong ngày (14-4).

Câu 4: Chúng ta đã chứng kiến đôi khi có những phát ngôn rất chính thức là sẽ không có thay đổi trong lãi suất (hay cả tỷ giá nữa) rồi ngay sau đó không lâu sự việc lại xảy ra trái ngược. Việc phát ngôn đi ngược lại thực tế có làm sói mòn lòng tin của thị trường?

  • Việc lãi suất, đô la, vàng tăng giá, tiền tệ mất giá không nguy hại bằng việc mất lòng tin, ngân hàng mất giá dưới con mắt của thị trường.
  • Năm 2010 cả NHNN và NHTM rất mất giá; một ngành bài bàn, ổn định, chắc chắn, thận trọng;
  • Sau này điều hành sẽ khó hơn, chính sách tiền tệ rất cần lòng tin. Không điều chỉnh tỷ giá rồi lại điều chỉnh, chỉ đạo giảm thì lại tăng lãi suất,

Câu 5: Nhiều vấn đề khó của năm 2010 đã được tạm thời lắng xuống nhưng không thể phủ nhận những vấn đề này đã được đẩy sang năm 2011. Những vấn đề này sẽ tạo sức ép như thế nào trong năm tài chính tiếp theo?  

  • Những yếu tố bất ổn vẫn còn nguyên;
  • Nhiều dự đoán cho rằng vàng có thể tăng giá mạnh hơn;
  • Lãi suất cao, tỷ giá USD cao, chênh lệch lớn, vẫn chứa đựng nguy cơ căng thẳng khi mà lạm phát dự kiến khá cao, đồng tiền mất giá;
  • Nếu không có những chính sách mạnh mẽ, đồng bộ thì nguy cơ sốt nóng sốt rét là rất dễ lặp lại.

 

Nội dung chính của tổng kết ngân hàng:

Tập trung vào cách xử lý của NHNN trong các biến động của năm 2010. Thực tế, hầu hết những vấn đề của ngành tài chính ngân hàng trong năm đều có một phần xuất phát từ cách điều hành của NHNN. Tuy nhiên, chương trình chỉ đề cập nhẹ nhàng, mang tính khách quan. Dựa vào những con số và sự kiện cụ thể trong năm để phân tích vai trò của NHNN

Phần 1: Tổng kết thị trường: Điểm những vấn đề nổi bật nhất thị trường tài chính ngân hàng năm 2010

  • Dựng kỹ xảo
  • Ngắn gọn và ấn tượng
  • Thời lượng: 2p

Phát sốt, choáng váng, cơn điên là những từ có thể gặp ở cả mấy thị trường tài chính, tiền tệ trong năm 2010. Đơn giản bởi năm nay thị trường nào cũng xác lập được những đỉnh cao chót vót

9/11 giá vàng lập đỉnh 38,02 triệu đồng/lượng

Sức ép của thị trường khiến NHNN ba lần trong năm nay cấp quota nhập khẩu cho doanh nghiệp. Nhưng nhập vàng thì sức ép lập tức được chuyển sang giá USD.

Vào cuối tháng 9, giá USD tự do vượt mốc 20.000 VND/USD

Đầu tháng 12 đỉnh giá USD được xác lập ở mức 21.600 VND/USD, trong khi tỷ giá chính thức vẫn neo ở con số 19.500. đồng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất giá.

Trong khi đó, lãi suất năm nay liên tục được điều chỉnh và kìm cương trong xu hướng phi mã của thị trường.

ngày 26-2-2010, NHNN đã ra quyết định cho phép các ngân hàng thỏa thuận lãi suất cho vay trung và dài hạn vượt trần.

Ngày 14-4 dỡ bỏ trần lãi suất đối với tất cả các loại cho vay.

Khi đó, lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến 11,9%/năm.

4.11: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đưa ra thông điệp của Chính phủ thả lãi suất theo tín hiệu thị trường. Ngay sau đó, các ngân hàng đã lần lượt đưa lãi suất lên mức thực chất từ trước là 12-14%.

Ngày 8.12 seabank xác lập kỷ lục lên gần 18%/năm, ngay trước đó là mức 17%/năm của Techcombank.

NHNN lập tức có công văn yêu cầu các ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất thái quá phải điều chỉnh.

8-9/12 Hiệp hội ngân hàng họp và thống nhất mức lãi suất 15%/năm, kể cả khuyến mại.

Chỉ 3 ngày sau, vào 11/12, NHNN ấn định tối đa 14% kể cả khuyến mại, giảm xuống 1%.

Trong năm qua, một loạt chỉ đạo và cam kết đồng thuận về trần lãi suất huy động không ngừng leo thang, từ 10,5 lên 12% rồi đến 14-15%, nhưng vẫn liên tục bị phá vỡ.

 

Năm 2010 không chỉ được nhớ tới bởi những đỉnh được xác lập, ngay thời điểm cuối năm, hệ thống ngân hàng lại đón nhận một quyết định khá bất ngờ nhưng được lòng các ngân hàng TMCP

ngày 14/1, ngày 10-5, Ngày 26/11, Ngân hàng NN liên tục đưa ra những biện pháp nghiêm khác nhấn mạnh mục tiêu tăng vốn của hệ thống. Sự quyết tâm của NHNN được khẳng định qua từng văn bản khiến không ít các ngân hàng trong năm nay đặt ra mục tiêu mang tính sống còn: tăng đủ vốn theo yêu cầu.

Tuy nhiên, 15.12 chỉ còn 15 ngày nữa đến hạn 1.1.2010, Thủ tướng Chinh phủ quyết định gia hạn thêm 1 năm cho các ngân hàng TMCP chưa đạt mức vốn 3000 tỷ đồng

Kết thúc năm 2010 là hàng loạt thông báo dừng kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại CP vào những ngày cuối cùng của tháng 12.

Dẫn hiện trường: Năm nào chúng ta cũng có những biến động về lãi suất, vàng và tỷ giá nhưng chưa năm nào, các thị trường này lại lên cơn sốt giật mạnh mẽ như năm nay. Có thể ví NHNN năm 2010 đã phải vật lộn với từng thị trường, giảm sức nóng từ thị trường này thì ngay lập tức phải quay sang xử lý những biến động của thị trường khác. Trong sự bận rộn đó, NHNN đã thể hiện vai trò người cầm trịch thị trường như thế nào?

( Vào trao đổi)

Phần 2: trò chuyện

–       Dự kiến: Ông Trương Thanh Đức

–       Thời lượng: 5p

–       Thực hiện: Hiện trường( trước trụ sở NHNN)

Câu 1: yêu cầu cơ bản của điều hành chính sách tiền tệ chính là tính chất đi trước, dẫn dắt, và định hướng. Nhưng dường như trong năm 2010 những thay đổi chính sách chỉ đến khi sức ép thị trường kịp tạo lập những đỉnh cao vàng, tỷ giá hay lãi suất khiến kinh tế ảnh hưởng không ít. Chính sách rõ ràng rơi vào tình trạng bị động, đi sau diễn biến kinh tế vĩ mô?

Câu 2: Ông đánh giá như thế nào về nhận xét cho rằng cơ quan quản lý đã không chú trọng đủ mức vào những dấu hiệu vĩ mô phản ánh khuynh hướng của nền kinh tế mà chỉ tập trung đến những biểu hiện cụ thể của thị trường?

Câu 3: Sự nhịp nhàng cũng là điều đáng nói khi hầu như rất nhiều quyết định được đưa ra khá bất ngờ? Liệu đó có phải sự linh hoạt hay không?

Câu 4: Chúng ta đã chứng kiến đôi khi có những phát ngôn rất chính thức là sẽ không có thay đổi trong lãi suất (hay cả tỷ giá nữa) rồi ngay sau đó không lâu sự việc lại xảy ra trái ngược. Việc phát ngôn đi ngược lại thực tế có làm sói mòn lòng tin của thị trường?

Câu 5: Nhiều vấn đề khó của năm 2010 đã được tạm thời lắng xuống nhưng không thể phủ nhận những vấn đề này đã được đẩy sang năm 2011. Những vấn đề này sẽ tạo sức ép như thế nào trong năm tài chính tiếp theo?

 

Dẫn hiện trường:

Đến 1.1.2011 Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng sẽ chính thức có hiệu lực. Liệu với khung luật mới, ngân hàng NN có phát huy được đúng và hiệu quả vai trò người điều phối trong thị trường như kỳ vọng. Hãy đón xem tất cả những biến động của thị trường tài chính ngân hàng và từng động thái của NHNN trong năm 2011 trên kênh InfoTV

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,944