095. SCIC: Hoàn thiện cơ chế theo hướng nào?

(PLVN) – Sẽ là quá sớm khi đưa ra đánh giá về mô hình hoạt động của của Tcty Đầu tư và Kinh doanh vốn của nhà nước (SCIC) song có quá nhiều vấn đề cần phải đổi mới và hoàn thiện để tổ chức kinh tế (KT) đặc biệt này thực sự đảm đương trọng trách của mình…

QUẢN LÝ VỐN PHÂN TÁN

Sau 3 năm hoạt động, hạn chế lớn nhất của SCIC được nhiều chuyên gia KT chỉ ra đó là mục tiêu tích tụ, tập trung vốn nhà nước (NN) vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, củng cố vai trò chủ đạo của KT NN thông qua mô hình SCIC chưa thực hiện được nhiều. “Mô hình SCIC tuy có nhiều điểm tiến bộ nhưng được thiết kế nửa vời và nếu để tình trạng nửa vời này kéo dài thì SCIC khó có thể phát huy được tác dụng, thậm chí là thất bại”- TS Lê Đăng Doanh nhận xét. Theo ông Doanh, thực tế SCIC đang phải quản lý (QL) một khối tài sản quá phân tán: gần 900 đầu mối ở khắp 63 tỉnh, TP. Mặt khác, hiện nay có đến hơn 3.000 DN CPH rồi nhưng mới giao cho SCIC khoảng gần 900. TS Vũ Thành Tự Anh, Phó GĐ phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy KT Fulbright, Tp. HCM cũng cho rằng, bản thân sự ra đời của mô hình SCIC là một quyết định đúng đắn cho dù cần phải  hoàn thiện thêm mô hình này để tăng hiệu lực của nó. “Theo tôi, yếu tố rất quan trọng để SCIC có thể làm việc có hiệu quả là giúp họ thu hẹp diện QL lại, tức là thay bằng việc QL vài trăm DNNN thì số lượng đó phải được giảm bới đi qua quá trình cải cách DNNN hoặc chỉ quy định SCIC QL một số DN thật quan trọng…”- TS Anh nói.

LẬP LỜ CHỨC NẰNG QUẢN LÝ

Theo các chuyên gia KT, mâu thuẫn lớn nhất ở mô hình SCIC chính là sự chồng chéo giữa chức năng QL hành chính (HC) và chức năng kinh doanh (KD). Ngay trong các quyết định thành lập, các nhiệm vụ mà DN này đảm nhận cũng không giống bất kỳ 1 DN nào: Vừa tiếp nhận và thực hiện trách nhiệm quyền đại diện chủ sở hữu vốn NN đầu tư (ĐT) tại các DN,vừa phải ĐT và KD vốn NN có hiệu quả. Theo LS Trương Thanh Đức (Cty Luật ANVI), một khi đã ôm đồm như vậy làm sao tránh khỏi túng túng trong hoạt động. TS Vũ Thành Tự Anh cũng cho rằng, nếu mục tiêu QL vốn là để QL HC về vốn thì có thể sử dụng mô hình cũ. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra những DNNN hay là tạo cho đồng vốn NN khả năng sinh sôi nảy nở một cách ổn định, bền vững và theo một chuẩn mực nào đó có thể dùng đồng vốn đó để kích hoạt nền KT thì phải thay đổi cách QL đồng vốn hiện nay và cần thiết phải có một cơ quan chuyên biệt để QL vốn. Theo TS Anh, nguyên tắc cơ bản đầu tiên là phải tách QL HC NN ra khỏi QL NN về mặt KD. Các quyết định KD phải do những người KD đưa ra chứ không phải do các nhà QL thuần túy HC đưa ra mà không tính đến hiệu quả KT. Nguyên tắc thứ hai là hoạt động KD của các DN có vốn của NN cũng phải chịu sự điều tiết, chịu tác động của luật và các quy luật của thị trường. “Việc chúng ta tách bạch DN ra khỏi việc QL HC của NN giúp cho DN có được một thế tương đối độc lập và chính nhờ ở vị thế tương đối độc lập cũng như động cơ lợi nhuận sẽ giúp cho họ có thể phát triển được…”- TS Anh phân tích. Nguyên tắc thứ ba, đó là sau khi tách bạch rồi thì vốn của NN trong các DN đó sẽ do ai QL? “Chúng ta không thể để mặc cho các DN muốn làm gì thì làm vì đó là đồng vốn của NN hay nói một cách chính xác hơn đó là đồng vốn do người dân đóng thuế thì phải được QL một cách chặt chẽ, có mô hình QL rõ ràng…”- TS Anh phát biểu

LƯƠNG – CÓ CẦN CƠ CHẾ RIÊNG?

“Nếu cứ thẳng tưng theo các quy định của NN và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan QL như Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH thì đã không có chuyện ầm ĩ như vừa qua”- Một độc giả dấu tên phát biểu. Thực ra với mức lương (thu nhập) 80 triệu đồng/tháng với các DN nước ngoài hay những DN thuộc thành phần KT khác không phải là vấn đề, dư luận bức xúc ở đây chính là SCIC là DNNN- một “siêu” Tcty, lãnh đạo nhận một mức thu nhập không tương xứng với kết quả KD của DN, thậm chí còn để thua lỗ (Jetstar Pacific).

“Về hình thức, mô hình hoạt động của SCIC cũng theo quy định của Luật DN, cũng có HĐQT, TGĐ, Ban kiểm soát… Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT của SCIC lại là Bộ trưởng Bộ Tài chính, các thành viên HĐQT là Thứ trưởng các Bộ…, đều là kiêm nhiệm. Mà đã kiêm nhiệm thì làm sao toàn tâm toàn ý được và việc Chủ tịch HĐQT không biết thu nhập của các thành viên chủ chốt trong SCIC cũng là điểu dễ hiểu…”– Một chuyên gia phân tích. Theo đề xuất của chuyên gia này, SCIC cần một Chủ tịch HĐQT với một bộ máy lãnh đạo thực sự sát sao nhu một DN thực sự chứ không cần thiết đủ ban bệ một cách hình thức như hiện nay…

Về thu nhập của lãnh đạo SCIC, ông Peter Ryder, TGĐ Indochina Capital cho rằng khó để đưa ra bình luận, song theo ông Peter Ryder, ở các quỹ ĐT như Temasek của Singapore, Khazanah (Malaysia), hay CIC của Trung Quốc, DIG của Dubai… và nhiều quỹ ĐT khác nữa, lương của nhân viên thường rất cao, thậm chí cao nhất trong các ngành nghề, lĩnh vực khác. Ông Peter Ryder cũng lưu ý: Nếu không có chế độ ưu đãi tốt thì rất khó có thể thu hút được nhân viên giỏi vào làm việc.

Ts Lê Đoanh Doanh, trong một phát biểu gần đây cũng phân tích: “Mô hình công ty KD ĐT vốn là một lĩnh vực hết sức năng động và chuyên nghiệp phải có động lực và chế tài mạnh thì cho đến nay ta lại trả lương cho nhân viên như HC, mọi thứ như HC thì nhân viên nơi đây làm sao có thể làm 12, 14 tiếng đồng hồ/ngày, sáng kiến, chịu trách nhiệm cá nhân được. Chế tài, tức quy chế giám sát, cũng không rõ ràng và hơn thế nữa lại có các mệnh lệnh HC can thiệp, rất dễ làm vô hiệu hóa và làm mất tín nhiệm của SCIC trong mắt giới ĐT trong và ngoài nước…”

Dẫu sao thì SCIC cũng mới chỉ có 3 năm, trong khi đó mô hình này trên thế giới đã tồn tại hàng chục năm và phải có một quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, SCIC cũng không nằm ngoài thông lệ đó…

THANH THANH

 

Muốn quản lý vốn thì phải thạo kinh doanh

 

Một đống tài sản khổng lồ của Nhà nước đã không có hiệu quả khi giao cho các bộ, ngành quản lý. Các cơ quan nhà nước chỉ giỏi việc hành chính chứ không thạo nghề kinh doanh. Chưa nói là càng dở hơn nữa khi bắt họ phải đảm nhiệm cả hai vai “đá bóng” lẫn “tuýt còi”.

Vì vậy, cần phải giao cho một đầu mối có nghề quản lý về kinh doanh tiền vốn. Mô hình SCIC có nhiều khả năng tốt để đảm nhận việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp. Nhưng giao tiền mà không đi liền với cơ chế phù hợp thì vẫn chứng nào tật ấy. Mặc dù mới nhận bàn giao một phần, nhưng SCIC đã quản lý tới gần ngàn doanh nghiệp trên khắp cả nước, thuộc đủ mọi lĩnh vực, ngành nghề. Như vậy thì cũng giống như một người đi đầu tư vào tất cả các mã chứng khoán trên sàn, hay như một vận động viên phải chơi tất cả các môn thể thao có thi đấu. Với tình trạng đa mang ấy, anh ta đành phó mặc cho nước lên, thuyền lên và ngược lại.

Và đặc biệt là, vẫn khoác cho SCIC chiếc áo quản lý nhà nước, thì chẳng qua việc chuyển giao vốn từ bộ ngành về một đầu mối chỉ là bình mới, rượu cũ. Cần phải xác định dứt khoát mục tiêu của SCIC là hiệu quả kinh doanh. Từ hiệu quả kinh doanh sẽ gián tiếp thể hiện vai trò của kinh tế nhà nước, chứ không phải là đề cao vai trò quản lý nhưng hiệu quả thì lại không tính được bằng tiền.

Muốn SCIC thể hiện được vai trò của nhà quản lý vốn, của nhà đầu tư thì phải giao quyền chủ động cao nhất cho SCIC. Ít nhất là trong 3 việc: Tuyển dụng nhân sự, tự chủ kinh doanh và phân phối thu nhập. Được phép tuyển dụng nhân sự như các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường chứ không phải tuyển theo tiêu chuẩn công chức. Được tự chủ kinh doanh như một nhà đầu tư thực thụ, lấy lợi nhuận làm đầu, chứ không phải là phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội. Được hưởng thu nhập theo kết quả kinh doanh, mà phải là đánh giá bằng thực chất chứ không chỉ dựa vào tình trạng “thuyền ăn theo nước”. Có nhân sự tốt, có quyền tự chủ cao, có được thu nhập thoả đáng, thì mới có điều kiện để làm tốt vai trò quản lý vốn và thể hiện được trách nhiệm với xã hội.

 

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

 

Thanh Thanh

—————————————-

Báo Pháp luật Việt Nam ngày 24-12-2009:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.859. Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không...

Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không ít băn khoăn. (DĐDN) - Việc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 223,845