099. “Mở đường” M&A ngân hàng

(ĐTCK) – Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực hợp nhất – sáp nhập (M&A) cho rằng, hoạt động M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng, nhất là khi cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt và sự tham gia của các ngân hàng ngoại nhiều hơn trước.

Sức ép

Theo một chuyên gia về M&A, các ngân hàng trong nước đã vượt qua khủng hoảng, kết quả kinh doanh 2 năm qua tương đối khả quan. Không có ngân hàng nào phải đối mặt với nguy cơ thâu tóm như ở thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khi thị trường tài chính Việt Nam đã và hứa hẹn có thêm nhiều ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tham gia thì hoạt động này có thể sớm xảy ra.

Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn từ ngày 1/4/2007 và đến nay đã có 5 ngân hàng loại này được thành lập.

Việc này này có ý nghĩa rất lớn, chứng minh được tiềm năng, cơ hội và sự hội nhập của kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Đồng thời, giúp cho sự cạnh tranh và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam…

Nhưng chính sự phát triển ngày càng lớn của thị trường tài chính Việt Nam khiến hoạt động M&A được xem là tất yếu và thực tế đã có không ít thương vụ mua – bán cổ phần giữa các ngân hàng với nhau (ngân hàng lớn mua lại cổ phần của ngân hàng nhỏ). Đơn cử như Maritime Bank cùng nhóm cổ đông lớn vừa mua lại gần 49% cổ phần của Mekong Bank (tên cũ là MyXuyen Bank).

Tuy nhiên, xu hướng M&A đối với lĩnh vực ngân hàng được nhận định là sẽ diễn ra chậm hơn so với các ngành khác. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tăng vốn, đáp ứng yêu cầu 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP có khả năng xảy ra M&A hơn.

Không dễ thực hiện

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty NTK Capital Partners cho biết, từ đầu năm đến nay, Công ty đã thực hiện và hoàn thành được ba thương vụ M&A. Tuy nhiên, trong đó không có DN nào ở lĩnh vực tài chính, kể cả các thương vụ đã thực hiện năm 2009.

Thông tư số 04/2010/TT-NHNN là cơ sở để thực hiện M&A các tổ chức tín dụng, song theo ông Toàn, M&A lĩnh vực ngân hàng hiện chỉ dừng lại ở việc mua một tỷ lệ cổ phần nhất định, chưa có ngân hàng nào sáp nhập hoặc mua lại toàn bộ ngân hàng khác.

“Khả năng phải đến cuối năm nay mới có thể xuất hiện M&A ở ngành này”, ông Toàn nhận định.

Theo ông Toàn, M&A nói chung đã diễn ra khá lâu ở thị trường Việt Nam và đang trở nên sôi động, nhưng để mua lại hoàn toàn một DN là rất khó, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Bởi để mua lại toàn bộ một DN là phải hiểu được bộ máy cũng như DN đó hoặc phải tham gia điều hành một thời gian rồi mới đi đến quyết định mua lại. Thêm vào đó, tâm lý của người Việt Nam chưa quen với việc mua hoặc bán lại toàn bộ một DN.

Trưởng phòng Đầu tư chứng khoán của Công ty Quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM), ông Dương Cẩm Đà cho rằng, hoạt động M&A giữa các ngân hàng sẽ xảy ra trong thời gian tới, khi các ngân hàng nhỏ bị sức ép tăng vốn và thanh khoản.

Song, hoạt động M&A chỉ thành công khi bên mua và bên bán gặp nhau, trong khi hiện ở Việt Nam, bên mua (kể cả ngân hàng nước ngoài) và bên bán rất khó gặp nhau về vấn đề giá (cũng chính vì thế mà VCB, CTG cho đến giờ vẫn chưa tìm được cổ đông chiến lược).

Mặt khác, trải qua khủng hoảng, vốn của các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước không còn dồi dào. Do đó, ông Đà nhận xét, các ngân hàng nhỏ vẫn đang tranh thủ đầu tư mở rộng quy mô, chờ đợi thị trường đạt được mức giá mong đợi, sau đó mới tìm nhà đầu tư cụ thể.

Theo ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, sáp nhập sẽ là hoạt động được tiến hành nhiều nhất, bởi hợp nhất rất khó, vì theo thông lệ Việt Nam, ít có ai làm việc được với nhau khi đã giải tán một ngân hàng.

Ông Đức cho rằng, hoạt động sáp nhập sẽ mạnh hơn, vì ngân hàng nào mạnh sẽ thâu tóm và “bắt” ngân hàng khác theo ý mình. Với các ngân hàng nhỏ, nếu không tăng được vốn theo quy định thì sáp nhập là hợp lý nhất.

“Từ trước đến nay, Việt Nam đã có nhiều trường hợp sáp nhập, nhưng không phải cơ chế sáp nhập, mà là chuyển giao quyền lực, ví dụ như thay thế chủ tịch HĐQT. Còn việc các ngân hàng lớn như VCB trước đây nhận một số ngân hàng nhỏ chỉ là nhận vào để giải quyết hậu quả tồn đọng”, ông Đức nói.

Theo Thuỳ Vinh

—————————————–

Báo Đầu tư Chứng khoán ngày 16-3-2010:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.859. Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không...

Sửa Luật Chứng khoán: Vẫn còn đó không ít băn khoăn. (DĐDN) - Việc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 223,849