1.005. Ông Cao Sỹ Kiêm: Siết cho vay BOT là tránh rủi ro cho ngân hàng

(GD) – Đó là nhắn nhủ của TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước việc các ngân hàng đua nhau cho doanh nghiệp vay đầu tư BOT giao thông.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 6395/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT (xây dựng- kinh doanh chuyển giao), BT (xây dựng- chuyển giao) giao thông.

Theo đó, các tổ chức tín dụng phải thẩm định chặt chẽ các dự án BOT, BT trước khi cho vay, lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn cao, các dự án thực hiện tốt quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và xây dựng; các dự án có áp dụng thu phí theo hình thức trạm thu phí không dừng.

Các tổ chức tín dụng không xem xét các dự án có thủ tục pháp lý không đầy đủ, không đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm cho vay đầu tư dự án BOT giao thông không phải không có rủi ro khi đơn vị đầu tư thiếu năng lực, làm ăn gian dối – ảnh: H. Lực

Nói về qua hệ giữa các ngân hàng cho doanh nghiệp vay đầu tư các dự án BOT giao thông, LS. Trương Thanh Đức – Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ cho rằng: “Ngân hàng hiện nay mới là ông chủ thực sự của các dự án BOT giao thông”.

Nhận định trên của LS. Trương Thanh Đức dựa trên thực tế về quy định vốn tối thiểu trong đầu tư dự án BOT.

Theo đó doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đủ 10-15% trong tổng số vốn đầu tư còn lại sẽ thu xếp vay vốn ngân hàng để đầu tư dự án BOT giao thông. Sau khi đầu tư, doanh nghiệp thu phí để hoàn vốn trả ngân hàng cả gốc và lãi theo thỏa thuận hai bên. Như vậy, trên thực tế các ngân hàng nắm giữ 80-90% tổng vốn đầu tư các dự án BOT giao thông.

  1. Trương Thanh Đức phân tích, sở dĩ ngân hàng sẵn sàng cho doanh nghiệp đầu tư BOT vay lớn do tính an toàn và gần như ngân hàng không chịu rủi ro. 

Cụ thể, dự án được phê duyệt, đại diện cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng BOT với doanh nghiệp. Dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu, quyết toán và đưa vào thu phí. Mức phí thu và thời gian thu phí đều được tính toán để có lợi cho nhà đầu tư…

Tuy nhiên ở góc nhìn khác, TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng: “Cho vay đầu tư BOT giao thông không phải không có rủi ro, nhất là khi nhà đầu tư không có năng lực, thi công chậm trễ, kém chất lượng dẫn đến bị thay thế”.

Theo TS. Kiêm, với việc Chính phủ đang yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính rà soát lại mức phí tại các trạm thu phí BOT, mặt khác Kiểm toán nhà nước vào kiểm tra thanh tra dự án BOT Giao thông… chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thu phí.

Thu phí bị ảnh hưởng dẫn đến việc hoàn vốn trả cho ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Do đó nguy cơ mất vốn của ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra.

Thực tế vốn ngân hàng cho vay đầu tư BOT giao thông không phải không có rủi ro, nếu ngân hàng chỉ dựa vào hợp đầu đầu tư BOT của doanh nghiệp đưa ra mà cho vay dễ “ăn trái đắng”. Vì thế siết chặt cho vay BOT cũng là biện pháp giúp các ngân hàng tránh được rủi ro này.

“Do đó, trước khi cho vay đầu tư BOT giao thông, ngân hàng cũng cần thẩm định năng lực doanh nghiệp, thẩm định suất đầu tư dự án, theo dõi tiến độ thi công để tránh rủi ro”, TS. Kiêm nói.

Thời gian qua, dư luận đã lên tiếng về mức phí qua các trạm BOT hiện quá cao, vượt khỏi sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.

Đề cập tới vấn đề này, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Về chi phí đầu tư, những thông số đầu tư đơn vị (chi phí xây dựng mua sắm thiết bị, lãi suất, chi phí dự phòng…) thì các dự án BOT của Việt Nam vẫn rất cao so với thế giới, cho dù chúng ta loại bỏ yếu tố giải phóng mặt bằng, đắp nền đường… Điều này khiến, tăng mức phí cao, khiến người dân và doanh nghiệp chịu thiệt.

MAI ANH

——————————————

Giáo dục (Kinh tế) 31-8-2016:

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Ong-Cao-Sy-Kiem-Siet-cho-vay-BOT-la-tranh-rui-ro-cho-ngan-hang-post170503.gd

 (256/858)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,694