1.010. Thu hồi giấy phép: Ai giải quyết các tồn đọng liên quan?

(PLO)- Khi thu hồi giấy phép, hoạt động của DN ngừng lại. Ai giải quyết các tồn đọng liên quan?

Thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (DN), Luật Đầu tư Lê Xuân Hiền, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Hải Dương, nói tại Hội thảo Triển khai Luật DN và những nội dung về DN xã hội ngày 6-9. Hội thảo này do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Hội đồng Anh, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương… tổ chức.

Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho rằng: Trong việc thực thi pháp luật về đầu tư kinh doanh, khoảng cách giữa nói và làm, giữa chính sách và thực hiện không chỉ là xa nhau mà còn khác nhau…

“Nghị quyết yêu cầu phải cổ phần hóa, Chính phủ nói phải cổ phần hóa hơn 400 DN  Thủ tướng nói phải bán 10 DN… nhưng vẫn chưa làm được. Tôi cho rằng: Điều này vẫn do tư duy coi DN nhà nước là chủ đạo”.

Ông Cung cho rằng: Để đổi mới được tư duy cần phải có hành động. Có hành động đúng thì mới tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc cho DN nói riêng và đầu tư, kinh doanh nói chung.

Đồng tình với ông Cung, ông Hiền cho rằng cần phải có những giải pháp khả thi tháo gỡ khó khăn không chỉ cho DN mà còn cho chính hệ thống hành chính nhà nước.


Ông Lê Xuân Hiền: “Tôi rất ghét từ thu hồi”. Ảnh: CHÂN LUẬN

Ông Hiền dẫn ví dụ: Có những DN nước ngoài ôm một cục nợ, một khu đất rất lớn, ở vị trí đẹp, hiện bỏ trốn, mất tích nhưng không có giải pháp gì thích hợp ngoài việc thu hồi đăng ký đầu tư. Trong khi đó có những giải pháp khác thích hợp hơn ngoài biện pháp thu hồi.

“Tôi đã có ý kiến nhiều lần, thậm chí đề nghị lên Bộ KH&ĐT, có giải pháp thích hợp, khả thi như các chủ nợ yêu cầu các DN phải phá sản, đưa vụ việc ra tòa án chứ không thể dùng biện pháp hành chính như thu hồi. Tôi rất ghét từ thu hồi, bởi thu hồi nghĩa là chấm dứt hoạt động của pháp nhân. Vậy những tồn đọng của pháp nhân thì ai xử lý?” – ông Hiền nói.

Theo ông Hiền, vấn đề nằm ở chỗ khi thu hồi một dự án của DN, thì mục đích thu hồi không rõ và lại trái với những quan hệ được pháp luật quy định. “Thu hồi để làm gì? Khi thu hồi, DN sẽ lấy gì để trả nợ, để giải quyết quyền lợi của người lao động? Vấn đề là: Nếu vấn đề thực hiện dự án, thì đó là quan hệ hợp đồng kinh tế. Có sai phạm thì các bên phải đưa nhau ra tòa. Còn nếu DN không có khả năng thanh toán thì phải phá sản theo Luật Phá sản” – ông Hiền nói.

Ông Hiền còn tỏ ra bức xúc hơn khi nhắc lại một quy định rằng: Sau khi bị thu hồi, giải thể, thì những vấn đề liên quan đến DN sẽ do các cổ đông của DN chịu trách nhiệm. “Rất khó thực hiện được điều này” – ông Hiền khẳng định.

LS Trương Thanh Đức, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, VIAC cho rằng: Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là không thể chấp hành đúng pháp luật, vì hệ thống pháp luật quá phức tạp, quá rối rắm, mâu thuẫn, kể cả đối với các luật sư chuyên về DN.

Đại diện các DN cho rằng: Việc lấy ý kiến DN trong quá trình làm luật cần phải được chú trọng hơn.

CHÂN LUẬN

——————————————————————

Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Thời sự) 06-9-2016:

http://plo.vn/thoi-su/thu-hoi-giay-phep-ai-giai-quyet-cac-ton-dong-lien-quan-650949.html

(54/672)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,694