1.037. TC6 và TCS dành 50% lợi nhuận cho quỹ phúc lợi, cổ đông kêu trời

(ĐTCK) Việc trích lợi nhuận sau thuế vào quỹ khen thưởng, phúc lợi là chuyện bình thường, nhưng nếu dành tới một nửa lợi nhuận sau thuế cho các quỹ này thì lại là bất thường, gây bức xúc cho nhiều cổ đông.

Câu chuyện này đang diễn ra tại hai DN của ngành than là CTCP Than Cọc Sáu (TC6) và CTCP Than Cao Sơn (TCS) khi hai DN này đang chuẩn bị xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thông qua việc trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi với tỷ lệ lần lượt là 56% và 48%. Đây không phải là năm đầu tiên TC6 và TCS dành một tỷ lệ cao cho việc trích lập dự phòng quỹ khen thưởng phúc lợi khi những năm trước, tỷ lệ này luôn duy trì ở mức rất cao (xem bảng)

Tại ĐHCĐ thường niên các năm gần đây của TC6, các cổ đông nhỏ đưa ra ý kiến phản đối việc trích lập quỹ khen thưởng, rằng tỷ lệ như vậy là quá lớn, nhưng không thay đổi được hiện trạng. Chính vì vậy, trước kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2016, dự kiến tổ chức trong tháng 4 này, nhóm cổ đông ở Hà Nội bao gồm ông N. K. Duy (sở hữu 188.900 cổ phần TC6, tương đương 1,45% cổ phần; và sở hữu 191.900 cổ phần TCS, chiếm 1,3% cổ phần); ông N.V.

Thành, sở hữu 45.000 cổ phần TC6 và 65.000 cổ phần TCS đã có công văn gửi ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tich HĐTV Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) kiến nghị về vấn đề này. Theo đó, hai nhà đầu tư trên kiến nghị lãnh đạo TKV chỉ đạo người đại diện vốn của Tập đoàn tại TC6 và TCS đề xuất ĐHCĐ trích lập không quá 10% lợi nhuận sau thuế cho cả 2 quỹ này, như thông lệ chung của các DN niêm yết.

Phần lợi nhuận còn lại dùng để trả cổ tức cho cổ đông, đồng thời trả bớt nợ ngân hàng, giảm gánh nặng nợ vay. Từ đó, Công ty sẽ có tình hình tài chính lành mạnh hơn, hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Nhà đầu tư Thành cho biết, khi đầu tư cổ phần vào TC6 và TCS, anh xác định sẽ đầu tư dài hạn vì cả hai DN này có tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ ở mức khá cao trong các năm vừa qua. Cụ thể, tại TC6, lợi nhuận sau thuế trên vốn năm 2012 là 33,8%, năm 2013 là 45,6%, năm 2014 là 33,2%. Còn TCS, tỷ lệ này năm 2012 là 29%, năm 2013 là 34,4%.

“Năm 2015 vừa qua, do ảnh hưởng của thiên tai bão lũ nên kết quả kinh doanh không đạt được như mong muốn, nhưng hai DN trên vẫn có lãi tốt so với mặt bằng chung của các DN trên thị trường chứng khoán. TC6 lãi 23,4% trên vốn điều lệ, TCS lãi 11% trên vốn điệu lệ. Tuy nhiên, hai DN này điều có một điểm chung là trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi quá cao, trong khi lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất – kinh doanh cần phải dành cho việc đầu tư phát triển và chia cổ tức cho các cổ đông và nên thưởng cho người lao động một tỷ lệ hợp lý”, anh Thành cho biết.

 

Nhìn rộng hơn, nhóm cổ đông cũng đề xuất TKV tổ chức thanh tra, kiểm tra việc trích lập quỹ khen thưởng tại các DN ngành than dựa trên các căn cứ trích lập quỹ khen thưởng, công tác quản lý quỹ khen thưởng, phúc lợi tại DN, cách thức tổ chức thực hiện và cũng nên công bố cho các cổ đông được biết. Đồng thời, với vai trò là cổ đông chi phối, Tập đoàn có trách nhiệm phải bảo vệ tài sản của nhà nước ở DN cũng như giải quyết hài hòa các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và các cổ đông ở DN.

ĐTCK đã liên hệ với ông Phạm Hồng Tài, Chủ tịch HĐQT TC6 kiêm Chủ tịch HĐQT TCS về các kiến nghị của cổ đông với việc trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi và được biết TKV sẽ sớm có công văn phúc đáp các cổ đông. Ông Tài cũng cho biết, là người đại diện phần vốn của nhà nước ở tại hai DN, việc trích lập cho quỹ khen thưởng phúc lợi qua các năm của DN đều phải dựa trên hướng dẫn của Bộ Tài chính, trên cơ sở đề xuất và cho phép của TKV sẽ đưa ra xin ý kiến của ĐHCĐ và phải được cổ đông thông qua.

Về vấn đề này, ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, việc trích lập Quỹ Khen thưởng, phúc lợi đối với công ty cổ phần không phải là quy định bắt buộc của pháp luật, mà do Công ty tự quyết định. HĐQT và Tổng giám đốc không có thẩm quyền, mà thuộc quyền quyết định của ĐHCĐ. Chính vì vậy, việc trích nhiều hay ít cần phải bảo đảm hài hoà lợi ích giữa cổ đông và người lao động.

Nếu không cân đối hợp lý lợi ích giữa hai bên thì sẽ dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển, thậm chí đưa DN đến chỗ chết. Tuy nhiên, cái dở nhất thấy rõ trong trường hợp TC6 và TCS, theo ông Đức, là cổ đông Nhà nước nắm cổ phần chi phối, nên không quan tâm nhiều đến việc chia cổ tức, do đó, dễ dàng quyết định theo hướng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cổ đông đại chúng.       

Hải Vân

————

Đầu tư Chứng khoán (Chứng khoán) 15-4-2016:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/tc6-va-tcs-danh-50-loi-nhuan-cho-quy-phuc-loi-co-dong-keu-troi-148969.html

(176/1.009)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,882