(VTV2) – Khách mới: Ông Lê Xuân Hiền và Luật sư Trương Thanh Đức. Quay ngày 12-3-2016 tại 465 Hoàng Hoa Thám, HN.
VTV2 (Kinh doanh & Pháp luật) phát lần đầu 8h55 ngày 16-4-2016:
—————
Kịch bản:
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
“KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT” SỐ 17
Dự kiến phát sóng: 16/4/2016
Thời lượng: 25 phút.
Chủ đề: Vướng mắc thực thi Luật Doanh nghiệp 2014 về đăng ký kinh doanh
TT | T.MỤC | H.ẢNH | TL | NỘI DUNG | G.CHÚ |
1 | Hình hiệu chương trình | 10” | |||
2 | Phần dẫn đầu | MC dẫn tại trường quay | 45’’ | MC DẪN Xin kính chào Quý vị và các bạn đang theo dõi Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”, nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020! Thưa Quý vị và các bạn! Theo phán ánh từ cộng đồng doanh nghiệp, việc thực thi các quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, vướng mắc, đặc biệt là các quy định về ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh, con dấu doanh nghiệp… Vậy, thực trạng này đã được nhìn nhận như thế nào? Tái khởi động Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 được tổ chức ra sao? Chương trình” Kinh doanh & Pháp luật” hôm nay sẽ cùng với các chuyên gia làm rõ hơn về vấn đề này. | |
3 | Giới thiệu khách mời tọa đàm | Phát clip giới thiệu khách mời | 30’’ | KHÁCH MỜI: Đến tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu: + Khách mời 1: Ông Lê Xuân Hiền – Trưởng Phòng ĐKKD Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương, Thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014; + Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. [Dẫn nối vào phóng sự 1] Cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời mời tham dự chương trình. Trước tiên, kính mời quý vị khán giả và hai vị khách mời cùng theo dõi phóng sự ngắn sau đây: | Học hàm, học vị, chức danh, đơn vị công tác, kinh nghiệm làm việc |
4 | Phóng sự 1
| Ghi hình tại hiện trường. | 1.5 -02’ | PHÓNG SỰ (1)
|
|
5 | Đối thoại | Ghi hình bàn tròn tại trường quay | 14’ -15’ | TỌA ĐÀM (1) Câu hỏi 1: Trước khi vào chủ đề chính ngày hôm nay, chúng tôi xin hỏi Luật sư Trương Thanh Đức một số câu hỏi ngắn: – Là một doanh nghiệp thường xuyên sử dụng con dấu để thực hiện các giao dịch, hợp đồng. Vậy, công ty Ông có sử dụng mấy con dấu? – Có thay đổi mẫu dấu không? Nếu có, khắc thêm dấu không? – Ông có nghĩ đến việc công ty Ông sẽ không sử dụng con dấu, thưa Ông? Những thông tin Luật sư Trương Thanh Đức vừa chia sẻ chính là một trong những vướng mắc của doanh nghiệp vừa được phản ánh trong phóng sự ngắn của chúng tôi. Câu hỏi 2: Thưa Ông Lê Xuân Hiền, đánh giá về Luật Doanh nghiệp 2014, có ý kiến cho rằng, Luật có nhiều điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận, trong đó có vấn đề tự do về ngành nghề kinh doanh, về con dấu và số người đại diện pháp luật. Tuy nhiên, sau gần một năm năm thực hiện luật, thì chính ba điểm tiến bộ nhất của luật lại là ba nhóm vướng mắc nhất. Ông nghĩ sao về nhận định này? Vậy, nguyên nhân dẫn đến vướng mắc này là gì, thưa Ông? Về vấn đề này, ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức như thế nào, thưa Ông? Câu hỏi 3: Thưa Ông, việc kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ từ ngày 1/7/2015, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà Luật không cấm phải không, thưa Ông Lê Xuân Hiền? Câu hỏi 4: Tuy nhiên, hiện nay, một trong những vướng mắc của doanh nghiệp lại xuất phát từ chính vấn đề này. Ví dụ, với một ngành nghề không có trong danh mục cấm, chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như sản xuất, kinh doanh nọc côn trùng…? Về vấn đề này, Ông có bình luận gì, thưa Ông Lê Xuân Hiền? Về vấn đề này, chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức? Câu hỏi 5: Theo phản ánh của doanh nghiệp, hiện nay một số Bộ/Ngành vẫn tiếp tục ban hành những điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh trái quy định của Luật Đầu tư. Ông nghĩ sao về thực trạng này, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? Ví dụ thực tiễn. Còn bình luận của Ông Lê Xuân Hiền về vấn đề này như thế nào, thưa Ông? Câu hỏi 6: Ngoài những khó khăn như hai Ông vừa chia sẻ, trong quá trình triển khai thực hiện, còn vướng mắc nào nổi bật, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? (vấn đề thủ tục bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, làm thủ tục đầu tư trước hay làm thủ tục đăng ký kinh doanh trước? …) Về vấn đề này, Ông Lê Xuân Hiền có bổ sung gì không, thưa Ông? [Dẫn nối vào phóng sự 2] Như vậy, có thể thấy, trong quá trình triển khai thực hiện, các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Vậy, tháo gỡ những vướng mắc này như thế nào, mời các bạn cùng hai vị khách mời tiếp tục xem một phóng sự ngắn sau: |
Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời |
6 | Phóng sự 2
| Ghi hình tại hiện trường. | 02’ | PHÓNG SỰ (2) 1. Quá trình triển khai thi hành trước và sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực; 2. Tái khởi động Tổ Công tác Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 28-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ; 3. Đánh giá ý nghĩa, tác động trong bối cảnh đơn giản hóa, minh bạch môi trường kinh doanh. | |
7 | Đối thoại | Ghi hình bàn tròn tại trường quay | TỌA ĐÀM (2) Câu hỏi 7: Có thể thấy, các quy định đã có, hướng dẫn đã cụ thể, tuy nhiên, trong quá trình thực thi, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít vướng mắc phát sinh khi tiến hành các thủ tục hành chính hoặc giao dịch với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác. Ông nghĩ sao về thực tế này, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Ông Lê Xuân Hiền? Câu hỏi 8: Thưa Ông Lê Xuân Hiền, có thể nói, tái khởi động Tổ Công tác Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là thực sự cần thiết trong thời điểm hiện nay. Vậy, với tư cách là thành viên Tổ công tác, Ông có chia sẻ gì về kế hoạch triển khai, thưa Ông? Bản thân cơ quan đăng ký kinh doanh – nơi trực tiếp triển khai các hoạt động cùng với doanh nghiệp cần phải làm gì, thưa Ông Lê Xuân Hiền? Chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này? Câu hỏi 9: Tuy nhiên, không chỉ có các cơ quan chức năng, mà ngay chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần thực sự sự chủ động thì những quy định mới mới được phát huy hiệu quả? Ông nghĩ sao, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? | ||
8 | Kết tọa đàm | MC tóm lược nội dung và chào kết | 30’’ | MC TÓM LƯỢC VÀ CHÀO KẾT – Tóm lược nội dung: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 là những đạo luật đánh dấu sự quyết tâm cải cách pháp luật đối với doanh nghiệp, thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, để các luật này được thực thi một cách hiệu quả còn cần sự hỗ trợ và tham dự tích cực từ nhiều phía, đó là các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan. – Chào kết: Sau đây, xin mời quý vị đến với mục “Lăng kính Pháp luật”! | |
9 | Kết chương trình | 15’’ | KẾT CHƯƠNG TRÌNH Thưa quý vị và các bạn! Mục “Lăng kính Pháp luật” đã khép lại chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” của chúng tôi ngày hôm nay. Mọi thông tin chi tiết và liên hệ, xin vui lòng truy cập Website: www.kinhdoanhvaphapluat.com hoặc gửi về địa chỉ email: kinhdoanhvaphapluat@gmail.com Xin chào và hẹn gặp lại! |