1.038b. Vấn đề hợp đồng vô hiệu

(VTV2) – Chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” – VTV2

Phỏng vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Địa điểm: 18A Ngô Tất Tố, Hà Nội

Thời gian:16h15’ Thứ Sáu, ngày 15/4/2016

Vấn đề hợp đồng vô hiệu:

Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là một trong những trường hợp xảy ra khá phổ biến trong giao lưu dân sự.

Tuy nhiên, quy định của BLDS 2005 về trường hợp này lại bị coi là lỗ hổng của pháp luật dân sự, tạo kẽ hở cho các bên đề nghị tuyên vô hiệu. Vậy, điều này đã được khắc phục như thế nào trong BLDS 2015, thưa Luật sư?

Câu 2: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách thoái thác trách nhiệm thực hiện hợp đồng bằng cách đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Vậy, hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu là gì? Liệu quyền lợi của người thứ ba có bị xâm phạm khi hợp đồng bị vô hiệu, thưa Ông?

Câu 3: Không chỉ trong BLDS, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã cụ thể hóa các trường hợp hợp đồng vô hiệu, trong đó, việc ký kết hợp đồng không được HĐTV, Đại hội đồng cổ đông hoặc  HĐQT chấp thuận hoặc giao dịch giữa công ty với những người liên quan không tuân thủ theo quy định là những trường hợp đáng chú ý. Ông có thể giúp chúng tôi làm rõ?

Vấn đề về BLHS 2015

Câu 1: Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những điểm mới của BLHS 2015 chính là việc phi  hình sự hóa, phi tội phạm hóa đối với nhóm tội phạm kinh tế, đặc biệt là đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp. Điều này được cụ thể hóa như thế nào, thưa Ông? Ví dụ (bỏ tội kinh doanh tráiphép….)

Câu 2: Ngược lại với vấn đề việc phi hình sự hóa, phi tội phạm hóa chính là hình sự hóa và tội phạm hóa. Một trong những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong lần sửa đổi BLHS lần này chính là việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ông bình luận như thế nào về việc ghi nhận này, thưa Ông?

Vấn đề chế tài thươngmại:

Câu 1: Luật Thương mại 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Vậy, theo Luật sư, mức phạt này có hợp lý không, liệu rằng quy định này có hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên không, thưa Ông?

Câu 2:Thực tế cho thấy, các bên trong hợp đồng thương mại sử dụng biện pháp phạt vi phạm như là một chế định để “phòng ngừa” và “trừng phạt” bên vi phạm hợp đồng nên các bên đã thỏa thuận mức phạt vi phạm rất cao, thậm chí lên đến 200% hay 300% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm/hợp đồng.Vậy, theo Ông, chúng ta có nên bỏ giới hạn mức phạt hay không? Vì sao?

Xin cảm ơn Ông!

Lưu ý: Thời lượng mỗi câu hỏi nhỏ1.5 ~ 2.0 phút/câu để đảm bảo lấy trọn ý!

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,739