1.043. Hạn chế quy mô, doanh nghiệp khó sống

(ĐĐK) – “Nhiều quy định bất hợp lý khiến doanh nghiệp khó sống. Vậy, chính sách được xây dựng để hỗ trợ hay để cản trở sự phát triển của doanh nghiệp?”-đó là bức xúc được nhiều doanh nghiệp đặt ra tại Hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính ngành công thương diễn ra tại Hà Nội, ngày 27/9.

Doanh nghiệp kinh doanh gas lo khó sống vì Nghị định 19.

Chính sách khiến doanh nghiệp kêu trời 

Hội thảo thu hút nhiều DN tham gia, đặc biệt là các DN ngành khí gas và ngành ô tô. Các DN thuộc hai ngành này cho biết, họ đang gặp phải nhiều bức bối nhất kể từ khi Nghị định 19 về kinh doanh khí gas và Thông tư 20 quy định về vấn đề nhập khẩu ô tô của Bộ Công thương ra đời.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thùy Trang, đại diện các DN kinh doanh khí gas tỉnh Khánh Hòa, các điều kiện được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP “Về kinh doanh khí” có quá nhiều bất cập, thậm chí là đưa ra những điều kiện phi lý, khiến cho các DN nhỏ và vừa thuộc ngành này không thể sống nổi. Bà Trang nêu ra hàng loạt các quy định bất hợp lý, như DN phân phối khí gas phải có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3; có số lượng chai LPG “thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít, phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân…

Theo bà Trang, các điều kiện kinh doanh nêu trên dẫn đến việc loại bỏ các DN nhỏ và vừa mới tham gia vào thị trường, đặc biệt là đối với cả những DN đã có quá trình đầu tư, hoạt động hợp pháp, có hiệu quả.

Đại diện cho các DN kinh doanh ngành ô tô, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên An Phúc cho rằng, các quy định của Thông tư 20 mặc dù được Bộ Công thương khẳng định là sẽ bãi bỏ, song đến thời điểm này, Thông tư 20 vẫn tiếp tục có hiệu lực và đang gây khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN.

Theo ông Tuấn, những tháng cuối năm, là thời điểm kinh doanh tốt nhất của các DN ô tô, doanh số ô tô bán cao nhất, có thể lợi nhuận đến 20 tỷ đồng mỗi tháng. Thế nhưng, khi nhập khẩu ô tô về, các DN vẫn đang vướng ở các thủ tục, quy định của Thông tư 20 và theo như lý giải của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), khi chưa có một Thông tư nào thay thế Thông tư 20 của Bộ Công thương, thì có nghĩa Thông tư này vẫn còn hiệu lực.

“Việc kéo dài Thông tư 20 chỉ gây khó khăn cho các DN nhỏ, vậy có phải nhà quản lý cố tình kéo dài để lợi cho một số DN lớn không? Trong khi đây là thời điểm “vào mùa” của các DN ngành ô tô thì Thông tư này đang để lại những tổn thất lớn về lợi nhuận cho DN” – ông Tuấn bức xúc.

Sao lại hạn chế quy mô hoạt động?

Đứng ở góc độ nhà làm luật, Luật sư Trương Thanh Đức nêu quan điểm: Những bức bối của các DN ngành khí gas và ngành ô tô là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, Luật Doanh nghiệp đã quy định: Các DN được phép lựa chọn quy mô hoạt động, do đó trong việc xây dựng chính sách, nhà quản lý không nên hạn chế quy mô hoạt động của DN.

Việc đưa ra những điều kiện kinh doanh ở Nghị định 19 là hết sức vô lý đối với các DN ngành khí gas. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, sự tồn tại của DN hãy để thị trường quyết định, chính sách chỉ nên hỗ trợ DN chứ không phải là nguyên nhân đẩy DN vào đường cùng. “Nếu tiếp tục duy trì chính sách như Nghị định 19, thương nhân có nguy cơ  trở thành nạn nhân của những chính sách tương tự như thế này” – Luật sư Đức nhận định.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nêu quan điểm, để mục tiêu năm 2020 Việt Nam có 1 triệu DN, trước hết chính sách phải trở thành công cụ hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng DN, thúc đẩy năng lực sản xuất của DN chứ không phải là gọng kìm siết chặt DN. Trong khi cả nước có đến 96% DN thuộc khu vực DN nhỏ và vừa, nếu các quy định chính sách không giúp cho DN mở rộng được quy mô, phát triển mạnh mẽ lên thì tốt nhất nên dừng sớm, để càng lâu càng bó chân DN.

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng DN và giới luật gia, chuyên gia kinh tế, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, các DN, nhà sản xuất chớ vội buộc tội “người xây dựng chính sách để giết DN nhỏ và vừa” buộc tội như thế là sai lầm.

“Chúng tôi xây dựng chính sách theo tính chất tăng cường sự ổn định cho thị trường chứ không muốn dìm chết DN nào cả. Có thể tư duy của người làm chính sách, cho rằng vào cuộc theo hướng này là đúng, nếu DN thấy chưa hợp lý cần phải bình tĩnh để góp ý vào các chính sách, chứ không nên cho rằng, người làm chính sách đang cố tình bảo vệ một nhóm DN lớn hoặc muốn dập tắt cơ hội sống của DN nhỏ”-Thứ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công thương cũng thừa nhận, những ràng buộc về điều kiện mang tính quy mô tại một số quy định hiện hành là không cần thiết nữa, cần phải bãi bỏ, nếu không, Việt Nam sẽ không có DN “start up”, vì khi khởi nghiệp, họ phải bắt đầu từ quy mô nhỏ. “Bởi vậy, cần loại bỏ tư duy xây dựng chính sách theo lối này”-Thứ trưởng Khánh khẳng định.

Minh Phương

————————————————

Đại đoàn kết (Kinh tế) 28-9-2016:

http://m.daidoanket.vn/kinh-te/han-che-quy-mo-doanh-nghiep-kho-song/124235

(165/1.079)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,739