1.068. Doanh nhân bức xúc về rào cản kinh doanh

(TN) – Các doanh nghiệp (DN) dân doanh cho rằng ngày càng nhiều thủ tục hành chính đan xen lẫn điều kiện kinh doanh khiến họ gặp trở ngại, khó cạnh tranh với các ‘công ty quan doanh’, mà đằng sau đó là bóng dáng của nhiều quan chức.

Đó là tâm tư được nhiều người đứng đầu các công ty tư nhân chia sẻ tại tọa đàm “Ngày doanh nhân bàn về xóa bỏ rào cản kinh doanh” được tổ chức hôm qua (11.10) tại Hà Nội.

Là người chuyên hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI[1], nhận thấy cái khó của khối này hiện nay là các rào cản hành chính rất lẫn lộn với các điều kiện kinh doanh. Do đó, muốn thỏa mãn được điều kiện kinh doanh, các DN lại phải qua nhiều thủ tục hành chính.

“Các bộ đang đẻ ra rất nhiều thủ tục hành chính, mà động đến thủ tục hành chính nào cũng “chết”. Nói ngay như chuyển trụ sở văn phòng cũng rất phức tạp dù DN đã mua đứt trụ sở mới”, ông Đức dẫn chứng và bình luận thêm rằng, các quy định kinh doanh hiện nay đang chặn các DN dân doanh, và mở cửa cho các DN “quan doanh” (mặc dù một số quan chức không được kinh doanh nhưng họ có sân sau, nên tha hồ kinh doanh).

Ông Phạm Thanh Hưng, đại diện Công ty Cengroup chuyên về bất động sản lấy ví dụ, năm 2012 có thông tư cho phép các chủ đầu tư được thay đổi cơ cấu căn hộ và DN giải quyết được rất nhiều hàng tồn nhưng đến nay thì không thể triển khai với các dự án khác vì thông tư đã hết hiệu lực từ năm 2014. “Chúng tôi mong muốn có sự linh hoạt trong các sản phẩm, nhưng quy định hiện hành đang can thiệp quá sâu vào sản phẩm, DN cảm giác không còn không gian để sáng tạo”, ông Hưng nói.

Ông Trần Sỹ Sơn, Giám đốc PYS Travel, cũng chia sẻ công ty ông gặp không ít rắc rối với chính quyền địa phương. “Điểm du lịch Cô Tô trước đây thuộc quân đội quản lý nên không cho khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, đến nay, ngay cả khi đã có quyết định cho phép đón du khách nước ngoài, chúng tôi xin được cả giấy phép nhưng xuống tới nơi công an xã không đồng ý. Khi chúng tôi in quyết định ra cho họ thì họ cũng không nghe. Mãi tới khi hết mùa du lịch họ bảo đã nhận được quyết định nhưng đâu còn khách”, vị giám đốc kể trong ấm ức.

Theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư, hiện nay VN đang nhầm lẫn giữa việc xây dựng rào cản bảo hộ và kỹ thuật cũng như thiếu giải trình về lý do đặt điều kiện. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự sáng tạo của DN, thị trường bị đè nén và tạo điều kiện cho nhiều đối tượng trục lợi.

Nguyên An

—————————————————–

Thanh niên (Kinh doanh) 12-10-2016:

http://thanhnien.vn/kinh-doanh/doanh-nhan-buc-xuc-ve-rao-can-kinh-doanh-754124.html

(159/557)

[1] Sai: Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa và Giám đốc Công ty.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,735