1.070. Luật vẫn còn những câu “khẩu hiệu”

(TG&VN) – Nhận xét trên là của ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tại Toạ đàm “Ngày Doanh nhân bàn về xoá bỏ rào cản kinh doanh” tổ chức ngày 11/10.

Toàn cảnh tọa đàm ngày 11/10. (Ảnh: Quang Sơn)

Tinh thần của Nghị quyết 35 và Nghị quyết 19 của Chính phủ là tạo dựng một môi trường cạnh tranh minh bạch và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, không chỉ hướng đến xóa bỏ các rào cản, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể, Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải tạo thuận lợi cho sự phát triển của DN.

Lẫn lộn các loại rào cản

Nhưng theo đánh giá của ông Võ Trí Thành, luật này về tinh thần thì tốt nhưng có vài khó khăn, vì 95-97% là doanh nghiệp nhỏ, không có nguồn lực nào đủ để hỗ trợ cho tất cả các DN. Có những cái hỗ trợ được như xúc tiến thương mại, thì lại liên quan đến nguồn lực, khả năng tiếp cận. Cho nên, theo quan điểm cá nhân ông Thành, tinh thần thì tốt nhưng để thực hiện hóa thì còn nhiều đắn đo suy nghĩ để ra một luật thực sự tốt cho doanh nhân.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI đánh giá, Nghị quyết 35 là một dạng cụ thể hóa để triển khai các luật lệ kinh doanh. Tuy nhiên, hiện đang có hai rào cản pháp lý, đó là rào cản tổng thể và rào cản cụ thể (các điều kiện kinh doanh). Các rào cản tổng thể lớn nhất và quan trọng nhất hiện nay là sở hữu đất đai toàn dân.

Gần đây, Ban Kinh tế Trung ương đang đẩy mạnh xử lý vấn đề tích tụ ruộng đất, tuy nhiên xóa bỏ hạn mức đất đai chỉ mới là “râu ria”, chứ chưa đi vào tổng quát. Nhiều doanh nghiệp phải “làm sai” mới có quy mô lớn được, còn làm theo kiểu đơn lẻ, hộ nông dân thì rất khó.

“Luật Đất đai đang là rào cản lớn nhất trong hoạt động kinh tế, đó là hệ quả của sở hữu toàn dân. Nếu kinh tế nhà nước cứ là chủ đạo thì kinh tế tư nhân chỉ là bán đạo. Đó là rào cản lớn nhất”, ông Đức nói. 

Nhìn nhận về các rào cản hành chính hiện nay còn lẫn lộn với rào cản kinh doanh, ông Đức dẫn chứng từ những phản ánh của các doanh nghiệp ô tô thì không có sự thay đổi nào cả, có nguy cơ thông tư 20 chuyển thành thông tư 21, và thông tư 21 thì chẳng “dễ thở” hơn chút nào. Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có vài dự thảo để thay thông tư 20, nhưng những dự thảo này có xu hướng giống như cũ, quản chặt hơn việc nhập ô tô với quan điểm bảo vệ người tiêu dùng. 

“Lý do như vậy là không hợp lý, bởi ô tô không phải là thực phẩm, ăn vào là chết, nó có chứng nhận của nhà sản xuất, nhiều loại giấy tờ chứng nhận đi kèm, không “mượn” nhà nước lo thay lo hộ. Người tiêu dùng đủ thông minh để lựa chọn những gì họ cần, họ muốn và của họ”, ông Đức bày tỏ.

Vẫn theo ông Đức, ngành Công Thương khuyến khích cạnh tranh. Tuy nhiên các quy định từ cấp Bộ vẫn tạo ra rất nhiều rào cản như quy định về gas, về đất. Các quy định này không cho phép doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường, tạo độc quyền cho các doanh nghiệp lớn. 

Ngoài ra còn có các rào cản kỹ thuật. Ví dụ, tiêu chuẩn về sữa là do các doanh nghiệp tự công bố. Các tiêu chuẩn về du lịch thì “trăm hoa đua nở”.

Tiêu chuẩn về sao của khách sạn hiện nay do khách hàng cảm nhận. “Tôi từng đến một khách sạn 4 sao nhưng lại có cảm nhận chỉ bằng chỗ 2 sao khác”, ông Đức chia sẻ.[1]

Vấn đề là phải cụ thể hóa

Đọc nghị quyết 35, bà Hương Vũ – Phó Tổng Giám đốc Ernst & Young Việt Nam nhận định Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm đến hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng làm sao để cụ thể hóa vào thực tế thì rất khó, bởi sau đó là thông tư, các giấy phép con ở dưới. Đặc biệt, vướng mắc ở vấn đề thu thuế, hoàn thuế. Ngay cả các cán bộ thu thuế, hoàn thuế cũng luôn có trong đầu tư duy áp đặt với nhà đầu tư, người trả thuế một cách cứng nhắc, gây khó khăn. Vì thế, hiện thực hóa ý tưởng của chính phủ là vấn đề lớn và khó khăn.

“Chính sách luôn hướng tới là đơn giản, dễ hiểu, nhất quán, nhưng chính sách không phù hợp thực tiễn. Việt Nam nói hội nhập quốc tế, bao nhiêu doanh nghiệp đa quốc gia đã vào Việt Nam, nhưng sổ sách kế toán vẫn phải in ra, trong khi đối với một công ty thực hiện 20-30.000 nghiệp vụ mỗi ngày thì một năm lấy đâu ra chỗ để lưu những hồ sơ về các nghiệp vụ đó?”, bà Hương thắc mắc.

Bà cũng nêu ra một số bất cập khác. Đơn cử, yêu cầu gửi bản mềm thì cơ quan thu thuế không nghe, sau đó doanh nghiệp không nộp được đủ thì không hoàn thuế, làm họ phải chạy khắp nơi để có thể đủ giấy tờ bản cứng để hoàn được thuế. Đây là quyền được thụ hưởng của doanh nghiệp mà họ phải đi xin, cậy cục.

Tiếp theo là khâu hành thu. Hội nhập quốc tế cho phép các doanh nghiệp đa quốc gia tìm vào. Họ bỏ ra nhiều tiền để mua hệ thống khai thuế và không hiểu thói quen của các cán bộ thuế. Đó là, sau khi hoàn thành một khoản nào đó, cán bộ thuế đòi hỏi thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thực hiện việc khai thuế qua mạng nên những đòi hỏi của các cán bộ thuế là vô lý.

Một vấn đề khác là trốn thuế. Việc trốn thuế không đơn giản, bởi các công ty đa quốc gia bỏ ra nhiều triệu USD để mua một hệ thống khai thuế. Có thể, do luật thuế của Việt Nam không rõ và các diễn giải của các công ty khác đi, nên xảy ra tranh luận giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.

Ông Susumu Sato, Phó giám đốc Văn phòng Jetro Hanoi. (Ảnh: Quang Sơn)

Còn theo ông Susumu Sato, Phó giám đốc Văn phòng Jetro Hanoi, môi trường đầu tư đã được cải thiện, môi trường lao động cũng tốt hơn so với trước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn có phản ánh với Jetro các vấn đề như: Không minh bạch, sửa Luật đầu tư và doanh nghiệp giữa năm 2015 nhưng thông tư nghị định thì tận cuối tháng 12/2015 mới có hiệu lực.

Những bất cập như vậy khiến cho “một số nhà đầu tư muốn vào Việt Nam đã quyết định không đầu tư vào thời gian này. Mất thời gian nên mất cơ hội thu hút đầu tư”, ông Susumu Sato thẳng thắn nói.

Nguyễn Việt

———————————————————-

Thế giới & Việt Nam (Kinh tế) 11-10-2016:

http://baoquocte.vn/luat-van-con-nhung-cau-khau-hieu-37372.html

(484/1.285)

[1] Sai: Nói tiêu chuẩn về sửa là phải do các DN tự công bố và chịu trách nhiệm dựa trên quy chuẩn về sữa theo quy định của pháp luật, chứ Nhà nước không nhầm vai. Nói việc phong giáo sư, xếp hạng sao khách sạn,… không phải là việc của nhà nước. Đây là tiêu chuẩn chất lượng, để cho doanh nghiệp, các tổ chức tự đánh giá. Tránh Nhà nước xem xét chặt chẽ xếp hạng sao, nhưng nếu sau đó không bảo đảm tiêu chuẩn, thì khác nào Nhà nước đánh lừa người tiêu dùng,….

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,735