1.082. Chống chuyển giá tại khu vực FDI: Cần thu hẹp khoảng cách ưu đãi thuế

(LĐTĐ) – Để khắc phục tình trạng chuyển giá, trốn thuế… tại các doanh nghiệp (DN) khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI), một số chuyên gia cho rằng điều quan trọng các cơ quan chức năng cần cân nhắc, chỉ cho phép ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền nhất định để ưu đãi thuế.

Báo lỗ để “né” thuế

Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng các thông tin CocaCola và Metro là 2 DN thuộc khối FDI từ nhiều năm qua liên tục báo lỗ để trốn đóng thuế thu nhập DN (TNDN).

DN nội làm ăn chân chính đang chịu sự canh tranh không lành mạnh chính trên sân nhà. Ảnh minh họa

Cụ thể, CocaCola, trong hơn 20 năm đầu tư tại Việt Nam, công ty này liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 lên tới 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Vì lỗ liên tục nên DN không phải đóng thuế thu nhập DN (TNDN), trong khi thực tế doanh thu liên tục tăng từ 20 – 30%/năm.

Hay như Metro, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2002, sau 14 năm, doanh thu tăng gấp 24 lần nhưng vẫn liên tục báo lỗ, với lý do doanh thu chưa bù đắp giá vốn hàng mua và chi phí bỏ ra. Được biết, hiện tại 2 đơn vị này đã bị cơ quan thuế Việt Nam đưa vào “tầm ngắm” chống chuyển giá, trốn thuế.

Theo luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc công ty Luật Minh Thư cho rằng: “Cần có sự kiện toàn bộ máy của Cơ quan thuế, cụ thể là kiện toàn các phòng Thanh tra giá, chuyển nhượng.

Song song với việc kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế cần khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đáp ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định các hành vi chuyển gia.”

Theo chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Doanh nghiệp, bản chất của vấn đề chuyển giá ở đây chính là mối quan hệ về lợi ích giữa các bên. Nếu Việt Nam có những chính sách, chiến lược kém thì các DN FDI sẽ không bao giờ bỏ lỡ thời cơ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chuyển giá.

Thực tế hiện nay, DN nội làm ăn chân chính đang chịu sự cạnh tranh không lành mạnh không chỉ của DN FDI mà còn từ chính “gà nhà”. Đó là việc một số DN nội đang có sự liên doanh hợp tác với DN FDI mặc dù biết có sự nhập nhèm về giá một cách vô lý các trang thiết bị, máy móc nhưng họ vẫn làm ngơ, hoặc thỏa hiệp để thu lợi bất chính.

Vì thế, theo chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức, bên cạnh ý thức của DN thì chúng ta cũng cần phải tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ làm công tác thẩm định giá cũng như tư cách đạo đức của đội ngũ này.

Cần thu hẹp khoảng cách ưu đãi thuế

Để hạn chế “chảy máu” ngân sách từ khối DN FDI, ngày 11-10 vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố nội dung dự thảo Nghị định về quản lý giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách Nhà nước để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cộng đồng DN.

Theo dự thảo, các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (nộp thuế) có quan hệ liên kết phải thực hiện kê khai, xác định giá giao dịch các liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập, phân tích so sánh lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng để xác định biên độ giao dịch độc lập chuẩn, điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo giá trị phù hợp nhất của biên độ giao dịch độc lập chuẩn nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.

Đồng thời, cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết của người nộp thuế trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết để xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của dự thảo này.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng quy định về các phương pháp so sánh xác định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết; xác định chi phí tính thuế đối với một số giao dịch liên kết đặc thù; nghĩa vụ chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết…

Thực tế hiện nay, chúng ta đã bước qua giai đoạn thu hút FDI bằng mọi giá, do vậy, Luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc công ty Luật Minh Thư cho rằng, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương vì một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập DN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế.” – Luật sư Thực cho biết thêm.

Tuệ Liên

———————————————————-

Lao động Thủ đô (Tài chính) 25-10-2016:

http://laodongthudo.vn/chong-chuyen-gia-tai-khu-vuc-fdi-can-thu-hep-khoang-cach-uu-dai-thue-44278.html

(122/1.019)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,738