1.086. Áp dụng luật nào để xác định lãi suất vay tiêu dùng?

(ND) – Thị trường tài chính đang “nóng” dần bởi thời khắc thực thi trần lãi suất được quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015 đang đến gần. Trong đó những vấn đề như: Áp dụng luật nào để xác định lãi suất vay tiêu dùng? Tổ chức tín dụng (TCTD) có chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015?” là tâm điểm quan tâm của dư luận.

Có phải là cho vay nặng lãi?

Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2017. Trong đó, Điều 468 của Bộ luật quy định: lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20% của khoản tiền vay. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mức lãi suất mà các TCTD và các tổ chức tài chính vi mô áp dụng lại phổ biến ở mức 25-30%, cá biệt một số trường hợp phải áp lãi suất cao hơn do hồ sơ vay quá yếu.                                          

Rõ ràng mức lãi suất thực tế đang cao hơn hẳn so với trần lãi suất mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Đây chính là mấu chốt gây nên những tranh cãi trong suốt thời gian gần đây. Nhiều ý kiến nghi ngại rằng, khi Bộ luật Dân sự sửa đổi có hiệu lực, nguy cơ các TCTD và tổ chức tài chính vi mô phạm luật và bị khép vào tội cho vay nặng lãi!

“Họ không hề vi phạm luật”, biện luận cho những nghi ngại trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) khẳng định: Ngoài đặt mức trần lãi suất, bản thân Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã loại trừ TCTD ra khỏi đối tượng chịu sự điều chỉnh với điều khoản “Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Nghĩa là, các TCTD và các tổ chức tài chính vi mô sẽ vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD và Luật Ngân hàng Nhà nước.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch cũng nhận định: Chúng ta cần phải hiểu rằng, các tổ chức tài chính và các tổ chức tài chính vi mô không thể nào cho vay nặng lãi được, bởi vì từ trước đến nay tất cả đều phải minh bạch, hoạt động trong khuôn khổ của Luật các TCTD và Luật Ngân hàng Nhà nước

Hãy để thị trường tự quyết định

Nếu xét đến các điều khoản điều chỉnh hành vi cho vay được quy định tại Luật các TCTD và Bộ luật Dân sự 2015 chúng ta sẽ thấy vấn đề khá nan giải. Cụ thể: Theo Khoản 2, Điều 91 trong Luật các TCTD 2010, TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, Khoản 1, Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định: Lãi suất do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20% của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

“Ở đây đang thể hiện sự không rõ ràng về đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự”, nhấn mạnh điều này, Luật sư Trương Thanh Đức giả sử: Trường hợp khách hàng khi không trả được nợ, cảm thấy vô lý khi phải trả lãi suất quá cao, thì sẽ căn cứ vào Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2016 để kiện các tổ chức tài chính. Vậy nhưng, với trường hợp này nếu chiếu theo quy định về mức trần lãi suất cho vay thì doanh nghiệp sẽ dựa vào Luật các TCTD để chứng minh tính đúng đắn trong các giao dịch của mình.

“Bộ luật Dân sự sửa đổi chỉ là bộ khung tầm vĩ mô, để bộ luật thực sự đi vào cuộc sống thì nhất thiết các ban ngành chức năng, mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hoặc thông tư hướng dẫn, trong đó khẳng định rõ: Các TCTD và các tổ chức tài chính vi mô sẽ không phải chịu sự điều chỉnh của Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 và tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật các TCTD và Luật Ngân hàng Nhà nước”, Luật sư Trương Thanh Đức nói. “Khi thị trường thực sự cạnh tranh, sòng phẳng thì lãi suất do mặt bằng thị trường quyết định là lãi suất hợp lý nhất”, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh thêm.

Như vậy có thể nói, mức lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn tồn tại những băn khoăn và áp dụng luật như thế nào đối với vấn đề này đang là điều cần phải được giải thích rõ Như vậy có thể nói, mức lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn tồn tại những băn khoăn và áp dụng luật như thế nào đối với vấn đề này đang là điều cần phải được giải thích rõ

Lan Hương

——————————————–

Nhân Dân (Kinh tế) 26-10-2016:

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/thoi_su/item/31077702-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-tang-chin-bac.html

(362/917)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,738