1.088. Không thể đặt “gánh nặng” nợ xấu “lên vai” một mình ngân hàng.

(Bnews) – Tại hội thảo “Xử lý nợ xấu – những nút thắt cần tháo gỡ” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều tối ngày 26/10, đa số các đại biểu đều có chung quan điểm nợ xấu không phải chỉ của riêng ngành ngân hàng. Chính vì vậy, không thể đặt “gánh nặng” nợ xấu “lên vai” một mình ngân hàng. 

Ảnh minh họa: TTXVN
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân), trong điều kiện của Việt Nam, nợ xấu thực sự là trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và đồng thời cũng là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng điều hành, quản lý, giám sát chưa hiệu quả. Vì vậy, việc giải quyết nợ xấu là trách nhiệm của các ngân hàng, các doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có sự tham gia của Bộ Tài chính và phải là quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cũng cho rằng, để có thể thành công trong công tác xử lý nợ xấu qua VAMC, cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu.

“Không thể để một mình ngành ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng xử lý trên tinh thần công khai, minh bạch”, Chủ tịch VAMC nói.

PGS.TS Đặng Ngọc Đức đề xuất nên lựa chọn phương pháp xử lý nợ xấu là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu Chính phủ để đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán và sử dụng phiếu nợ chuyển đổi của doanh nghiệp nợ xấu là tài sản đối ứng cho lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành. Phương thức xử lý nợ xấu này là sự hợp tác của cả ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp nợ xấu và các ngân hàng thương mại, đồng thời chính là sự kết hợp của cả phương thức xử lý nợ xấu trực tiếp và gián tiếp qua thị trường, đảm bảo trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp nợ xấu.

Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số.

Từ cuối năm 2012 đến tháng 8/2016, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đốn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhận tài sản thay nghĩa vụ nợ, sử dụng dự phòng rủi ro…

Kết quả là đến thời điểm 31/8/2016, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 548.500 tỷ đồng nợ xấu; trong đó chủ yếu là do các tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm 57,2%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác)./.

Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN

———————————————

Bnews (Ngân hàng) 26-10-2016:

http://bnews.vn/chu-tich-vamc-khong-the-de-mot-minh-nganh-ngan-hang-loay-hoay-xu-ly-no-xau/27277.html

(48/608)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,739