1.090. Cần cái nhìn khách quan về nợ xấu

(HQ)- Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách để có thể khơi thông những ách tắc trong nền kinh tế. Vì thế, đây không chỉ là mong muốn của ngành ngân hàng mà còn là mong muốn của cả hệ thống chính trị.

Không thể để một mình ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu. Ảnh: Internet

Trước vấn đề trên, ngày 26-10, tại Hà Nội, Ngân  hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) tổ chức hội thảo “Xử lý nợ xấu – Những nút thắt cần tháo gỡ”.

Tốc độ thu hồi nợ chậm

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC, từ 2013 đến nay, VAMC đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng.

Hầu hết các khoản nợ đã mua đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp… Trong đó, bất động sản với giá trị tài sản đảm bảo trên 256 nghìn tỷ, chiếm 63,5%.

Về công tác thu hồi nợ, kể từ khi thành lập đến nay, VAMC đã phối hợp với các TCTD tổ chức thu hồi nợ đạt 37.983 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: bán nợ, bán tài sản đảm bảo… đạt tỷ lệ 15% dư nợ gốc nội bảng.

Ông Hùng cho biết, tốc độ thu hồi nợ so với tổng dư nợ đã mua còn hạn chế song tỷ lệ khách hàng tự trả nợ chiếm tới 70%, còn lại 30% là bán nợ, bán tài sản đảm bảo. Việc bán tài sản đảm bảo bao gồm phát mại tài sản đảm bảo, thi hành án để thu hồi nợ chỉ đạt 10.990 tỷ, chiếm tỷ lệ 28,9%.

Như vậy, việc bán tài sản kể cả cưỡng chế thi hành án để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nếu khách hàng không đồng thuận và tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo.

Thiếu cơ chế

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên, lãnh đạo VAMC thừa nhận có một phần “nút thắt” từ nội tại VAMC khi nguồn lực về nhân lực, tài chính hạn chế mà khối lượng nợ VAMC mua rất lớn. Đặc biệt, nguồn vốn của VAMC còn hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xử lý nợ theo chức năng, nhiệm vụ của VAMC, đặc biệt trong công tác mua bán nợ theo giá trị thị trường.

Bên cạnh đó, theo Luật sư Trương Thanh Đức, việc xử lý nợ xấu vô cùng khó khăn do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng đang đơn thương độc mã giữa cuộc chiến xử lý nợ xấu. Ngân hàng không thể thu hồi được nợ khi doanh nghiệp không có nguồn tiền và tự ngân hàng không thể thu hồi, phát mại được tài sản bảo đảm là bất động sản.

Lúc này, câu chuyện “muôn thuở” về “nút thắt” tài sản đảm bảo lại được các chuyên gia tại hội thảo nhắc lại. Nguyên nhân chưa tháo gỡ được là do quy định pháp luật còn nhiều vướng mắc,  gần như phải có sự “đồng thuận” của khách hàng cũng như nhiều cơ quan, ban ngành liên quan.

Mặt khác, nợ xấu không phải là điều mới mẻ tại Việt Nam mà đã được bàn thảo nhiều lần, đưa ra nhiều giải pháp nhưng việc thực thi vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Vì thế, chuyên gia tài chính ngân hàng- TS.Cấn Văn Lực nhận định, đã đến lúc cần có giải pháp đột phá, quyết liệt, đồng bộ để xử lý dứt điểm nợ xấu. Trong đó tập trung vào giải quyết 4 vấn đề về pháp lý, quyền năng và năng lực của VAMC, thị trường mua bán nợ và nguồn lực xử lý.

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức, vướng mắc hiện nay chủ yếu nằm trong các đạo luật, nên muốn tháo gỡ thì phải sửa luật, chẳng hạn ban hành một đạo luật để xử lý nợ xấu.

Hơn nữa, tại hội thảo, các chuyên gia đã nhấn mạnh đến việc cần phải có cái nhìn khách quan về nợ xấu, nợ xấu không phải do một mình hệ thống ngân hàng mà do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó ngân hàng chỉ là một trong những nguyên nhân.

Vì thế, ông Nguyễn Quốc Hùng nêu rõ, không thể để một mình ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, bởi nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cả xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấy, trên tinh thần công khai, minh bạch.

Hương Dịu

——————————————-

Hải quan (Kinh tế) 26-10-2016:

http://www.baohaiquan.vn/pages/can-cai-nhin-khach-quan-ve-no-xau.aspx

(181/871)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,744