1.091. Nên chấm dứt các công văn, chỉ thị thay thế luật

(KTSG) – Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính đã quyết định để công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tuân theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Thuế GTGT và một số thông tư hướng dẫn, thay vì bằng các công văn, chỉ thị dưới luật như hơn hai năm qua. Chuyện có luật mà không được thực thi này chỉ là một trong rất nhiều điều không bình thường đang diễn ra ở lĩnh vực thuế. Vậy đâu là giải pháp để giải quyết vấn đề này?

 

Doanh nghiệp đang làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng. Ảnh: TL

Doanh nghiệp cần lên tiếng

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận, ở lĩnh vực thuế, việc thi hành luật nằm trong tay của các công chức. Tình trạng lạm quyền và tùy tiện khá phổ biến. Nguyên nhân là khâu giám sát việc thực thi luật của cơ quan ban hành còn hạn chế.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể ngăn chặn được khi doanh nghiệp mạnh dạn lên tiếng. Muốn vậy, bên cạnh những buổi đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp như Thủ tướng Chính phủ vừa thực hiện thì còn phải có kênh ghi nhận phản hồi thường xuyên do bộ máy giúp việc của Thủ tướng đảm nhận. “Nên chăng có tổ đặc nhiệm thi hành nhiệm vụ. Tổ này phải hoàn toàn độc lập với các bộ, ngành và phải thật cương quyết để có thể ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để từ đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp, chính sách tháo gỡ”, bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, cho biết có những khách hàng của ông “sống dở chết dở” vì cơ quan thuế. Và trong không ít trường hợp, mang pháp luật ra để phân định cũng không giải quyết được vì quy định không được thực thi. Theo luật sư Đức, trong bối cảnh hiện nay, không thể hô hào chung chung mà cần giải quyết cụ thể với sự vào cuộc của cả xã hội để tạo ra nguyên tắc và các cơ quan quản lý nhìn vào đó mà sửa chữa.

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc các doanh nghiệp lên tiếng đang phát huy hiệu quả nhất định. Chẳng hạn như câu chuyện hoàn thuế GTGT. Tranh thủ các cuộc đối thoại với lãnh đạo ngành tài chính, ngành thuế, hàng loạt doanh nghiệp đã phản ánh về tình trạng hoàn thuế chậm trễ, quy định bất hợp lý… Nhờ đó, tình hình đã dần được giải quyết, các doanh nghiệp được chi trả tiền hoàn thuế đúng quy định và một số cơ quan quản lý đã phải bãi bỏ những quy định không phù hợp.

Nâng chất lượng luật và giám sát thực thi

Theo luật sư Trương Thanh Đức, từ chuyện hoàn thuế rối ren trong thời gian qua có thể thấy việc thực thi luật đang được điều hành bởi các công văn, chỉ thị. Đây chỉ là các hướng dẫn nghiệp vụ nhưng lại đang được xem là căn cứ pháp lý. Điều oái ăm là, các công văn, chỉ đạo này lại không bị Bộ Tư pháp tuýt còi vì không phải văn bản quy phạm pháp luật. Ở nhiều trường hợp khác thì sai lầm nằm ở các thông tư hướng dẫn cho nghị định và luật dù trước đó luật được Quốc hội ban hành chặt chẽ, hợp lý.

Luật sư Đức cho rằng các thông tư hiện nay được các bộ ngành tự xây dựng và ban hành một cách vô tội vạ; thay đổi, sửa chữa liên tục và thậm chí trái luật. Do vậy, cần phải giảm thẩm quyền của các bộ ngành, đặc biệt là phải xử lý đến tận cùng, quy trách nhiệm của người ban hành quy định để răn đe.

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu công nghiệp, chế xuất TPHCM, nêu quan điểm, không cần có thông tư để hướng dẫn luật mà chỉ nên dừng ở nghị định. Bởi thực tế cho thấy luật thì thoáng nhưng xuống đến thông tư thì trở nên nhiêu khê, theo hướng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng muốn vậy thì luật càng phải chi tiết, cụ thể và để làm được điều đó thì Quốc hội phải có lực lượng chuyên trách xây dựng luật.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, việc các bộ quản lý soạn thảo văn bản luật rồi trình lên Quốc hội xem xét và thông qua như hiện nay, xét ở góc độ nào đó cũng có những ưu điểm nhất định, đó là sự thấu hiểu thực tế. Tuy nhiên, các bộ ngành cũng sẽ quy định những điều thuận lợi cho việc quản lý của mình. Do vậy, điều quan trọng là những người bấm nút thông qua luật phải có bộ máy tư vấn, giúp việc để loại bỏ những đề xuất không hợp lý, những “cài cắm lợi ích” vốn xuất hiện ngày càng nhiều. Quan trọng không kém, có luật rồi thì phải có cơ chế giám sát việc thực thi, tránh tình trạng khâu thi hành trở thành nỗi ám ảnh của doanh nghiệp, đối tượng chịu điều chỉnh của luật

Minh Tâm

————–

TB Kinh tế Sài Gòn (Pháp luật) 18-5-2016:

http://www.thesaigontimes.vn/146253/Nen-cham-dut-cac-cong-van-chi-thi-thay-the-luat.html

(287/932)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,755