1.091. Xử lý nợ xấu chậm vì hình sự hóa trách nhiệm của ngân hàng

(VNF) – Chuyên gia pháp lý và ngân hàng Trương Thanh Đức nói một trong những lý do làm chậm việc xử lý nợ xấu chính là tình trạng hình sự hóa trách nhiệm ngân hàng.

Ông Trương Thanh Đức

Ông Đức viết: 

“Nợ xấu chậm được xử lý do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là ngân hàng đối mặt với nguy cơ khủng khiếp hình sự hoá trách nhiệm dân sự, lao động. 

Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro. Kinh doanh ngân hàng càng nhiều rủi ro. Nhưng trên thực tế cứ rủi ro mất tiền ngân hàng là đồng nghĩa với nguy cơ có tội. 

Hồ sơ tín dụng, với hàng hàng trăm trang và hàng chục loại giấy tờ,… thì khó tránh khỏi sai sót ít nhiều, trong bối cảnh giấy tờ, sổ sách rất thiếu tin cậy. 

Hồ sơ cho dù đúng tới 99%, nhưng chỉ cần 1% sai sót là đã có thể thành tội phạm. Vậy thì cán bộ ngân hàng khác nào như cá nằm trên thớt, như tù nhân dự bị?

Khi cho vay trước đây thì giá trị tài sản cao, nay bán thì giá quá thấp. Bán hết tài sản mà không thu đủ nợ, thì cả khách hàng và cán bộ ngân hàng đều lo sợ bị quy kết tội phạm làm thất thoát tiền vay, bất luận lý do gì.
Thế là cả hai bên đều nấn ná chờ đợi, hy vọng phục hồi sản xuất, kinh doanh để trả nợ, chờ đợi giá lên, mong trích đủ dự phòng và có chính sách miễn trách rõ ràng hơn….

Hình sự hóa trách nhiệm dân sự, lao động là một trong những nguyên nhân góp phần cản trở quá trình xử lý nợ xấu. Người ta sẽ rất sợ hãi trách nhiệm hình sự, không dám bỏ cái lợi nhỏ để đạt cái lợi lớn, thu ít nhưng thu sớm, trong xử lý nợ xấu. 

Chưa kể nó còn gián tiếp biến cách cho vay của ngân hàng đòi hỏi điều kiện cho vay như hiệu cầm đồ.

Nếu cán bộ ngân hàng thực sự tiêu cực, tham nhũng, thông đồng với tội phạm, thì phải chịu tội. Tuy nhiên, trên thực tế, quá nhiều cán bộ ngân hàng là nạn nhân bị lạm dụng, lừa đảo nhưng lại bị quy kết là tội phạm vi phạm quy định về cho vay hoặc tội phạm cố ý làm trái. Đó là việc hình sự hoá trách nhiệm dân sự, lao động trong kinh doanh. 

Ngân hàng rất sợ trách nhiệm hình sự, nên không muốn xử lý dứt điểm, vì sẽ đối mặt rõ ràng với nguy cơ thất thoát vốn vay.

Nếu cứ kéo dài tình trạng như trên, thì không những còn nan giải trong xử lý nợ xấu hiện tại, mà còn nguy cơ tái diễn nợ xấu trầm trọng trong tương lai.

Xử lý nợ xấu trong bối cảnh, mức độ thì nặng nề, thời gian thì cấp bách, pháp luật thì vướng mắc và thị trường thì khó khăn như hiện nay, thì phải chấp nhận chọn cái ít xấu nhất trong những cái xấu, chứ không thể đòi hỏi phải là cái đúng nhất, tốt nhất”.

Bình Yên

——————————————————-

VNFinance (Diễn đàn VNF) 26-10-2016:

http://vietnamfinance.vn/dien-dan-vnf/xu-ly-no-xau-cham-vi-hinh-su-hoa-trach-nhiem-cua-ngan-hang-20161026234240577.htm

(576/576)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,992