1.098. Không có tiền thì cần tạo cơ chế riêng cho VAMC và ngân hàng để xử lý nợ xấu

(CFF) – Theo các chuyên gia, cần tháo gỡ những nút thắt liên quan đến cơ chế chính sách, xây dựng và thông qua một đạo luật xử lý nợ xấu hoặc có Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý nợ xấu, luật này có giá trị trong thời hạn xử lý nợ xấu từ 3-5 năm.

Ý tưởng cần có một đạo luật riêng cho xử lý nợ xấu một lần nữa được các chuyên gia ngân hàng nêu lên tại một Hội thảo mới đây.

Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu. Đồng thời, nhấn mạnh nợ xấu không phải là do một mình hệ thống ngân hàng gây ra mà ngân hàng chỉ là một trong những nguyên nhân. Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế vì vậy cần cả xã hội chung tay xử lý nợ xấu trên tinh thần công khai minh bạch.

Ngoài ra, cần tháo gỡ những nút thắt liên quan đến cơ chế chính sách, xây dựng và thông qua một đạo luật xử lý nợ xấu hoặc có Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về xử lý nợ xấu, luật này có giá trị trong thời hạn xử lý nợ xấu từ 3-5 năm.

Trường hợp chưa thể ban hành luật này thì cần thiết lập tổ liên ngành bao gồm Bộ Công An, Viện kiểm soát, Tòa án, chính quyền địa phương tham gia cùng VAMC tổ chức thực hiện.

Đồng quan điểm về việc không thể phó thác nợ xấu cho riêng hệ thống ngân hàng, luật sư Trương Thanh Đức cho biết nếu cứ đổ hết lỗi cho ngân hàng gây ra nợ xấu, xử lý hình sự tràn lan nợ xấu, từ chối sửa luật để xử lý nợ xấu, không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, để ngân hàng “đơn thương độc mã” xử lý nợ xấu… thì “đừng thắc mắc” tại sao việc xử lý nợ xấu lại chậm, ngân hàng không đạt chuẩn quốc tế. Và cũng đừng bắt buộc ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu, phải cho vay lãi suất thấp, cứu giúp doanh nghiệp hay chịu trách nhiệm về tăng trưởng kinh tế . Cuối cùng, không thể hy vọng doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, hiệu quả khi mà nợ xấu vẫn còn cao.

Trong bối cảnh hiện nay, vướng mắc chủ yếu nằm trong các đạo luật. Vì vậy, theo Luật sư Trương Thanh Đức, nên muốn tháo gỡ thì phải sửa luật, chẳng hạn ban hành một đạo luật để xử lý nợ xấu.

“Bối cảnh hiện tại đã khác. Nợ xấu không chỉ còn là lỗi của ngân hàng, của doanh nghiệp mà trong đó có cả lỗi của chính sách. Nếu không xử lý nhanh nợ xấu sẽ còn lây lan”, TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra nhận xét. Ông cho rằng trong lúc nguồn lực hạn hẹp, tiền không có thì cần trao cho VAMC, ngân hàng cần có cơ chế riêng để xử lý nợ xấu.

“Xử lý nợ xấu mà không có tiền thì quả thực khó khăn. Nếu không có tiền thì phải có cơ chế mà cơ chế phải mạnh tay. Chúng ta cần xây dựng luật riêng để xử lý nợ xấu, sau khi giải quyết xong thì cũng giải tán luật này luôn”, vị này nêu quan điểm.

Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: “Một giải pháp cần được cân nhắc là NHNN báo cáo Chính phủ và xin ý kiến Quốc hội để xây dựng một luật riêng về xử lý nợ xấu hình thành trong giai đoạn 2007-2013. Luật này sẽ chi phối và quy định toàn bộ hoạt động hình thành nợ xấu trong giai đoạn đó, còn nợ phát sinh trong giai đoạn tháng 7/2013 trở lại đây thì áp dụng theo pháp luật hiện hành.”

Lý giải cho đề xuất này, TS. Nguyễn Đức Kiên cho rằng vấn đề hiện nay rất vướng là để xử lý được tài sản bảo đảm thì phải sửa rất nhiều luật, song luật pháp cần có sự ổn định và tính dài hạn. Chúng ta không thể sửa một loạt luật để phục vụ cho việc xử lý nợ xấu. Nếu đặt giả thiết sau khi sửa luật để xử lý xong nợ xấu, lại hồi phục theo nội dung hiện hành, cũng là việc khó có thể chấp nhận. Đó là lý do tại sao các cơ quan vĩ mô đang cân nhắc việc sửa đổi hệ thống pháp lý để hỗ trợ NH xử lý nợ xấu nói riêng và tái cơ cấu nói chung.

Trong tình huống này, Để xây dựng luật này, cần phải có những báo cáo phân tích nợ xấu từ thời kỳ hình thành, nêu rõ các điều khoản gây ra vướng mắc cần xử lý tại từng luật như Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thừa kế, Luật Nhà ở…

Cần thống kê một loạt luật đi theo tài sản bảo đảm với các điều khoản gây vướng mắc cụ thể, từ đó tạo cơ sở để xây dựng luật. Trong một Nhà nước pháp quyền, chúng ta cần có cơ chế trước, sau đó mới xác định nguồn lực tài chính để thực hiện cơ chế đó. Vì vậy, để xử lý nợ xấu, luật sẽ phải xác định được cả cơ chế và nguồn lực để thực thi.

Mai Ngọc

Theo Trí thức trẻ

———————————————————-

CafeF (Tài chính, ngân hàng) 27-10-2016:

http://cafef.vn/khong-co-tien-thi-can-tao-co-che-rieng-cho-vamc-va-ngan-hang-de-xu-ly-no-xau-20161027072100761.chn

(193/1.005)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,744