1.104. Minh bạch để tạo đột phá xử lý nợ xấu

(CAND) – TS. Cấn Văn Lực, cho rằng cần có đột phá mới xử lý được nợ xấu. Cụ thể đó là đột phá thị trường mua bán nợ. Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số.

Đừng để ngân hàng một mình loay hoay xử lý nợ

Tại Hội thảo “Xử lý nợ xấu – Những nút thắt cần tháo gỡ”, ông Nguyễn Quốc Hùng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết:

Tại thời điểm 30-9-2012, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 464.664 tỷ đồng tương đương 17,21% tổng dư nợ tín dụng.  Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các TCTD đã cơ cấu lại 143,4 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012. Từ cuối năm 2012 đến tháng 8-2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, bán nợ cho VAMC220 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,14%; TCTD tự xử lý 328 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,8%.

Số liệu nợ xấu vẫn là con số mà nhiều chuyên gia băn khoăn.

Như vậy, tính đến tháng 8-2016, nợ xấu là 147 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ xấu TCTD bán cho VAMC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỷ thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ 5,84 %.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, con số nợ xấu hiện nay rất đáng quan tâm. Theo công bố của Ngân hàng nhà nước (NHNN) đến cuối tháng 8-2016 tỷ lệ nợ xấu là 2,62%.

“Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, khi cộng thêm với khoản nợ xấu mà VAMC mua về nữa thì tỷ lệ nợ xấu hiện khoảng 7%. Còn dữ liệu IMF tính toán về nợ xấu của Việt Nam lên tới hơn 10%. Cần phải chốt lại con số nợ xấu để biết quy mô thực thế nào, và phải có đột phá trong xử lý nợ xấu” – TS Lực nhấn mạnh.

Còn chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng đề nghị người làm luật cần biết chính xác con số nợ xấu, cơ quan quản lý là NHNN báo cáo chính xác những khoản nợ xấu có thể khảo sát, có thể điều tra thống kê được.

Số liệu nợ xấu vẫn là con số mà nhiều chuyên gia băn khoăn. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).

Tuy nhiên, có một thực tế là trong thời gian qua, “tội đồ” gây nợ xấu chủ yếu một mình ngành ngân hàng gánh chịu và cũng chủ yếu một mình ngân hàng loay hoay tháo gỡ, vì thế, tiến độ xử lý bị đánh giá là chậm và chưa hiệu quả.

  1. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cũng nhiều lần đề nghị: “Cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu, nợ xấu không phải do một mình hệ thống ngân hàng gây ra mà do nhiều nguyên nhân. Không để một mình ngành ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu. Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, do vậy cả xã hội cần chung tay xử lý”.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, nợ xấu chậm được xử lý thời gian qua do ít nhất 3 nguyên nhân: Thứ nhất là đổ hết lỗi gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Thứ hai là phó thác hết trách nhiệm xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Và thứ ba là không sửa đổi pháp luật hỗ trợ xử lý nợ xấu cho ngân hàng.

Cần có luật riêng để xử lý nợ xấu

Theo các chuyên gia, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xử lý nợ xấu rất nhiều nhưng tập trung ở 4 vấn đề chính.

Thứ nhất là quy định pháp luật còn thiếu chưa phù hợp để thúc đẩy hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu. Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm có nhiều vướng mắc nếu không có sự hợp tác của các khách hàng vay, bên bảo đảm. Bên nhận bảo đảm chỉ có thể thực hiện khởi kiện tại Tòa án để thu hồi nợ. Trong khi đó thời gian giải quyết vụ việc tại Tòa án thường bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC.

Thứ 2, VAMC thiếu những quy định đặc thù để có thể xử lý nhanh nợ xấu. Các quy định pháp luật hiện tại chưa tạo sự thông thoáng cho hoạt động VAMC, thậm chí còn hạn chế quyền của VAMC khi thực hiện xử lý nợ thông qua các biện pháp như bán nợ, bán tài sản bảo đảm. VAMC không thực hiện được quyền chủ nợ đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu chính phủ.

Thứ 3, thị trường trái phiếu thiếu những cơ chế điều tiết linh hoạt và hiệu quả trong xử lý nợ xấu dẫn đến hệ quả không thu hút được các tổ chức, nhà đầu tư có tiềm lực trong tham gia vào hoạt động xử lý nợ xấu. Việc bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài gặp một số vướng mắc vì theo quy định pháp luật hiện hành việc nhận thế chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Thứ 4, việc xử lý nợ chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ cán bộ, đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện công việc. Hệ lụy dẫn đến hạn chế không khuyến khích TCTD, VAMC tích cực triển khai công tác xử lý nợ.

  1. Cấn Văn Lực, cho rằng cần có đột phá mới xử lý được nợ xấu. Cụ thể đó là đột phá thị trường mua bán nợ. Ở góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết nợ xấu lên trên 1 con số. 

Theo nghiên cứu của Luật sư Trương Thanh Đức, hiện nay, xử lý tài sản đảm bảo đang gặp nhiều vướng mắc và cần sửa đổi tới 9 luật, chưa kể Luật Đấu giá mà Quốc hội đang thảo luận. Tuy nhiên, việc sửa đổi cùng lúc 9 luật là rất khó khăn, đòi hỏi quá nhiều thời gian và sự tham gia của nhiều bộ, ngành. 

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải ban hành một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu, đồng thời trao thêm quyền năng cho VAMC, cùng cơ chế giám sát minh bạch. Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng đồng tình quan điểm cho rằng cần có một luật riêng để xử lý nợ xấu giai đoạn 2008 – 2013. Sau khi xử lý xong thì luật hết hiệu lực.

Lệ Thúy

—————–

 

Công an Nhân dân (Kinh tế) 28-10-2016:

http://cand.com.vn/Kinh-te/Minh-bach-de-tao-dot-pha-xu-ly-no-xau-414420/

(200/1.280)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,744