1.109. Trương Thanh Đức: “Nên để ngân hàng được bình đẳng như một doanh nghiệp”

(Biz) – Đưa ra quan điểm liên quan tới vấn đề pháp lý để xử lý nợ xấu ngân hàng, LS.Trương Thanh Đức cho biết: Nếu ví mối quan hệ giữa ngân hàng và nợ xấu giống như người chủ nhà bị mất trộm, thì dường như pháp luật đang đứng về phe “con nợ”, “kẻ trộm”, chứ không phải là đứng về phía ngân hàng, “người chủ nợ”.

LS.Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Trả lời BizLIVE về phương án xử lý nợ xấu ngân hàng trong thời điểm hiện tại, LS.Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Hiện nay, xử lý nợ xấu đang vướng ở rất nhiều luật và vướng ở đâu thì phải sửa ở đó!

Ngân hàng chỉ phải chịu tối đa 30% lỗi gây ra nợ xấu!

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng trên khía cạnh luật pháp, LS.Trương Thanh Đức cho biết: trong những năm qua nợ xấu chậm được xử lý là do 3 quan điểm sai lầm của đa số công chúng. Thứ nhất là quan điểm đổ hết lỗi cho ngân hàng; thứ 2 là việc phó thác trách nhiệm xử lý nợ xấu cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD); thứ 3 là do chúng ta không có chương trình để sửa đổi pháp luật liên quan tới xử lý nợ xấu.

Ông Đức nhận định, nợ xấu phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp vay mà không thể trả, vì thế lỗi thuộc về doanh nghiệp, còn ngân hàng chỉ có lỗi tối đa 30%, hoặc nhỏ hơn là 20%, 10% mà thôi. Hiện nay, lãi suất cao đổ lỗi cho nợ xấu, vì nợ xấu làm giá rủi ro cao, tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng thực ra vừa là thủ phạm nhưng cũng lại là nạn nhân.

Chúng ta có thể hình dung quan hệ ngân hàng với nợ xấu giống như người chủ nhà bị mất trộm. Đành rằng có lỗi chủ quan của ngân hàng, của chủ nhà, hoặc có thể có cả lỗi do tham ô, tham nhũng, nhưng thủ phạm chính vẫn là kẻ trộm, là con nợ và ở đây chính là doanh nghiệp, không thể nói vì anh sơ suất để mất tiền thì anh phải chịu. Vì thế mà nợ xấu vừa là “thủ phạm”, lại vừa là “nạn nhân”.

Tuy nhiên, có một điều “bất hợp lý”, trái quy luật ở ta là đứng về mặt pháp lý, luật pháp đang đứng về phe “kẻ trộm”, “con nợ”, thủ phạm gây ra nợ xấu, còn ngân hàng là chủ nợ, là bị hại thì lại đang đơn thương độc mã trên con đường xử lý nợ xấu. Cụ thể, nếu doanh nghiệp không có tiền để trả, ngân hàng cũng không được phát mại tài sản đảm bảo. Và với những trường hợp này thì ngân hàng vô cùng gian nan, đau khổ. “Gốc của vấn đề chính là pháp lý, chúng ta cần đứng về phía ngân hàng, chứ không phải là khách hàng trong trường hợp này”, ông Đức nhấn mạnh.

Không những thế, nhân viên ngân hàng còn luôn thường trực đối mặt với các “đại án”, bởi đại án kinh tế nào hiện nay chẳng dính tới ngân hàng, đã là đại án, là tiền, vàng thì đều phải qua “cửa” ngân hàng hết, và một người đi tù là kéo theo cả chục trường hợp, ông cũng cho biết thêm.

Cần minh bạch con số nợ xấu để chúng ta còn biết “sợ”!

Hiện nay Việt Nam thực sự “trung thực” về con số nợ xấu, nên so với quốc tế vẫn là dưới chuẩn và vì thế mà chúng ta vẫn “rung đùi”, mặc kệ VAMC.

Từ lúc nợ xấu được “đánh động” cho tới nay thì chưa bao giờ con số nợ xấu xuống dưới 10%. Và chúng ta phải hình dung rằng nếu khách hàng nợ 2 hoặc 3 tỷ đồng thì chỉ là câu chuyện của khách hàng với ngân hàng, còn nếu số tiền ấy là 2 đến 3 nghìn tỷ thì là chuyện của nền kinh tế và chuyện lớn của ngân hàng.

Nhìn từ vướng mắc pháp lý, LS. Trương Thanh Đức nêu vấn đề: Hiện nay các đại biểu Quốc hội thắc mắc việc tại sao ngân hàng để nợ xấu khủng khiếp thế, sao không tịch thu tài sản đảm bảo để xử lý,… Tuy nhiên, có nhiều yếu tố vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Ví dụ như luật pháp không ngừng thay đổi, chưa kịp giải quyết vấn đề đã sửa luật thì ngân hàng nào làm được? Vì thế các ngân hàng phải nghe ngóng, nhìn nhau và có ngân hàng xử lý theo luật nhưng vẫn thua vì vướng các luật khác.

Vị luật sư này cho rằng chẳng có pháp luật nào buồn cười như ở ta, luật thi hành án lại bắt ngân hàng phải đóng ít nhất 3% tài sản bảo đảm khi xử lý một vụ việc, như thế là dù thế nào thì ngân hàng cũng đã mất ít nhất 3% của khoản nợ, ngân hàng nào dám làm? Rồi đặt điều kiện kinh doanh với mua bán nợ, phải có số vốn trên 100.000 tỷ đồng; rồi người chủ nợ lại không có quyền tự quyết với tài sản đảm bảo; và đặc biệt tình hình sự hóa trách nhiệm của nhân viên ngân hàng khi có sai sót hoặc chủ quan, hoặc khách quan.

“Chúng ta nên để ngân hàng được bình đẳng như một doanh nghiệp. Bởi khi doanh nghiệp sai, họ chỉ mất tiền, mất vốn, còn khi ngân hàng sai thì không chỉ mất còn, mà còn bị xử lý hình sự, đi tù. Ngân hàng mất tiền luôn đi theo trách nhiệm hình sự, rất đáng sợ, đáng lo. Bởi nhiều nhân viên ngân hàng vướng vào vòng lao lý chỉ vì bị lừa đảo”, ông Đức nêu quan điểm.

Vì vậy, chúng ta không nên nhập nhèm, cần rạch ròi về tư duy trong vấn đề xét đoán nguyên nhân của nợ xấu và cũng cần sửa đổi luật để “thuận đường” mạnh tay với nợ xấu.

Bàn về vấn đề này, ông đề xuất 2 cách để sửa luật liên quan tới xử lý nợ xấu như sau: một là sửa từng luật riêng có liên quan tới xử lý nợ xấu như luật đất đai, luật đầu tư, luật xây dựng, luật thuế và cả chục luật khác liên quan. Tuy nhiên, theo ông Đức phương án này khá khó khăn vào phức tạp.

Phương án thứ 2 là dùng 1 luật sửa nhiều luật, luật này không phải dùng trong lâu dài, mà là luật xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện tại (có thể áp dụng cho nợ xấu trước năm 2014 trở về trước.

NGUYỄN THOAN

—————–

BizLive (Ngân hàng) 28-10-2016:

http://bizlive.vn/ngan-hang/ls-truong-thanh-duc-nen-de-ngan-hang-duoc-binh-dang-nhu-mot-doanh-nghiep-2129212.html

(1.226/1.226)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,754