1.111. Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng bác đề xuất của Bộ KH&ĐT

Tháng 1/2016, trong một kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các dự án BOT, Bộ KH&ĐT đã đề nghị giao Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ bảo đảm an toàn nguồn vốn đầu tư cho các dự án BOT đường bộ. Nguồn thu của Quỹ được trích từ phí sử dụng đường bộ để thanh toán cho nhà đầu tư và nguồn vay của những dự án BOT mà Nhà nước cần mua lại hoặc không có khả năng hoàn vốn.

Tuy nhiên Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định hiện hành, các dự án đường bộ được lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT phải đảm bảo phương án thu hồi vốn và lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trường hợp dự án không có khả năng thu hồi vốn Nhà nước sẽ xem xét sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ bảo đảm phương án tài chính. Đồng thời, pháp luật chưa quy định bảo lãnh doanh thu cho nhà đầu tư. Vì vậy, khi đề xuất thực hiện dự án giao thông đường bộ theo hình thức BOT doanh nghiệp phải nghiên cứu cẩn trọng phương án thu hồi vốn và chịu rủi ro về doanh thu.

Trong văn bản gửi Chính phủ, cơ quan quản lý ngân sách khẳng định số tiền phí nhà đầu tư thu được là doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định. Vì vậy, nếu trích từ tiền thu phí để lập Quỹ bảo đảm an toàn nguồn vốn dự án BOT, để chi trả đảm bảo an toàn vốn của một số dự án khác là không hợp lý, không đúng nguyên tắc tính giá; có thể kéo dài thời gian thu phí của các trạm thu phí, gây khó khăn cho việc hoàn vốn của các dự án.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng không nghiên cứu thành lập Quỹ bảo đảm an toàn đầu tư như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do “thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn”.

Nguồn vốn cho nhà đầu tư BOT nếu được thành lập sẽ gây áp lực với nền kinh tế và chi phí để duy trì quỹ hoạt động của quỹ sẽ lại đổ lên đầu người dân.

Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, về đề xuất lạ lùng trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , LS. Trương Thanh Đức – Trưởng Ban Tư vấn và Phản biện chính sách, Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD) đặt câu hỏi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa vào nguyên tắc nào để đưa ra ý tưởng thành lập?
LS. Trương Thanh Đức phân tích, liên quan đến dự án đầu tư phải có lợi nhuận, có rủi ro. Dự án đầu tư BOT cũng như phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đã kinh doanh doanh nghiệp sẽ có lãi. Khi có lãi doanh nghiệp đâu có chia sẻ với người dân.

“Nếu thấy rủi ro doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm hoặc tự trích ra khoản tiền cùng với các hiệp hội thành lập một quỹ phòng trừ rủi ro chứ không thể lấy tiền thu phí phương tiện các trạm BOT làm quỹ được” – LS Đức nói.

LS Đức nhận định, quỹ bảo vệ nguồn vốn cho nhà đầu tư BOT nếu được thành lập sẽ gây áp lực với nền kinh tế và chi phí để duy trì quỹ hoạt động của quỹ sẽ lại đổ lên đầu người dân.

Trước vụ việc này không lâu, giữa Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT cũng có những bất đồng quan điểm trong việc xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2017.

Trong khi Bộ Tài chính muốn “giảm dần” dự toán chi quản lý hành chính của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương theo lộ trình tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính. Nhưng Bộ KH-ĐT đề nghị “giảm dự toán” không phải “giảm dần” như đề xuất của Bộ Tài chính.

Theo Bộ KH-ĐT, hiện nay lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính đã được Bộ Chính trị thông qua, Chính phủ cũng đã quy định lộ trình cụ thể. Do đó, dự toán chi thường xuyên kiên quyết cắt giảm theo lộ trình, không nên “giảm dần” như ý kiến của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính cũng còn chưa thống nhất về cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương.

Bộ Tài chính muốn tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong trường hợp đã sắp xếp, sử dụng hết các nguồn tiết kiệm chi thường xuyên, 50% tăng thu ngân sách địa phương… mà vẫn không đủ nhu cầu. Trong khi Bộ KH-ĐT đề nghị không quy định như vậy.

Theo Bộ KH-ĐT, việc quy định trung ương hỗ trợ để tạo nguồn cải cách tiền lương sẽ không khuyến khích các bộ, ngành trung ương và địa phương tiết kiệm chi tiêu, xây dựng dự toán chi không sát và sẽ lặp lại tồn tại, hạn chế của các năm vừa qua.

Diệu Ly (th)

——————

An ninh Tiền tệ (Tin vắn) 31-5-2016:

http://antt.vn/bo-tai-chinh-kien-nghi-thu-tuong-bac-de-xuat-cua-bo-khdt-0118938.html

(213/968)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,756