1.114.   Chưa mua được khoản nợ xấu nào bằng … tiền

(DT) – Sau 3 năm mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, một số chuyên gia cho rằng, xử lý nợ xấu cần được thực hiện bằng nguồn tiền thực để đảm bảo hiệu quả và nhanh chóng. Dù đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, nhưng theo tiết lộ của Chủ tịch VAMC, công ty này chưa mua được khoản nợ xấu nào bằng … tiền.
 F

Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho thấy, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm 57,2%), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 42,8%.

Nợ xấu và xử lý nợ xấu là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả cộng đồng xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách để có thể khơi thông những ách tắc trong nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu không chỉ là mong muốn của ngành ngân hàng mà còn là mong muốn của cả hệ thống chính trị.

Theo đánh giá của TS.Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nợ xấu ngân hàng chính là nợ của các doanh nghiệp và khách hàng khác không trả được cho ngân hàng. Thủ phạm chính của nợ xấu là doanh nghiệp. Nạn nhân chính của nợ xấu là ngân hàng. Và, cuối cùng, xét trên tổng thể, thì cả nền kinh tế đầy yếu kém và rủi ro vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của nợ xấu.[1]

Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước cung cấp cho thấy, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Đến nay, các ngân hàng, đã nhận thức rất rõ ràng, xác định trách nhiệm rất cụ thể, hành động xử lý nợ xấu đã rất tích cực, nhưng kết quả xử lý nợ xấu còn rất ít chuyển biến. Tuy nhiên, theo LS.Đức, việc giảm nợ xấu mới chủ yếu là do trích lập, sử dụng dự phòng và chuyển sang VAMC. Vấn đề mấu chốt, thực tế là thu hồi nợ, trong đó có việc bán nợ theo giá thị trường và phát mại tài sản bảo đảm thu được tiền tươi thóc thật thì còn rất hạn chế.

  1. Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) cho rằng: Sau 3 năm đi vào hoạt động, VAMC đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng (TCTD), đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các TCTD tổ chức cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo (TSBĐ). Bên cạnh đó, VAMC tổ chức phân loại từng khoản nợ nhằm xây dựng phương án thu hồi nợ cụ thể.

Trong thời gian 3 năm hoạt động, xét về công tác mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC đã thực hiện mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay VAMC vẫn chưa mua được khoản nợ xấu nào bằng tiền. “VAMC được cấp vốn 2.000 tỷ đồng, nhưng chúng tôi vẫn chưa mua được khoản nợ xấu nào, mặc dù rất muốn mua. Bởi các TCTD không bán. Đến giờ phút này chúng ta đặt vấn đề huy động vốn ngân sách để xử lý nợ xấu, trong bối cảnh hiện nay thì hơi sớm. Nhưng trong tương lai, muốn xử lý triệt để dứt khoát phải có tiền”, ông Hùng chia sẻ.

Đề cập tới trách nhiệm xử lý nợ xấu, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: Không thể phó thác việc xử lý nợ xấu cho riêng hệ thống ngân hàng, để ngân hàng phải “đơn thương độc mã” xử lý nợ xấu. Theo vị luật sư này, trong bối cảnh hiện nay, vướng mắc chủ yếu của xử lý nợ xấu nằm trong các đạo luật. Theo ông, muốn tháo gỡ thì phải sửa luật, có thể xem xét để ban hành một đạo luật để xử lý nợ xấu.

PGS.TS. Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ quan điểm: “Không có giải pháp chung cho những nút thắt khác nhau, kể từ vấn đề pháp lý, thị trường hay sự đồng thuận của xã hội. Quan trọng là phải nhận diện được phương thức nào để tiến hành xử lý nợ xấu, sau đó mới có thể đưa ra một số khuyến nghị để hoàn thiện cơ sở pháp lý để xử lý nút thắt này”.

TS.Vũ Đình Ánh lại cho rằng, tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn khoảng 2,72%, nhưng vấn đề quan trọng là một mặt cần xử lý nốt những khoản nợ xấu còn lại mà đó lại là những khoản nợ xấu khó xử lý hơn nhiều so với những khoản đã được xử lý trước đây. Mặt khác, ngành ngân hàng cần kiểm soát tốt dư nợ tín dụng cho vay để không làm tăng thêm qui mô nợ xấu trong bối cảnh tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng trên 19% năm 2015, đồng thời qui định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã được thắt chặt hơn theo chuẩn mực quốc tế.

“Quá trình xử lý nợ xấu không thể tách rời tiến trình cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại nên ngoài việc tăng cường thanh tra giám sát hệ thống các TCTD, nhất là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thì cần kiên quyết xử lý vấn đề sở hữu chéo và cho vay doanh nghiệp “sân sau” của các tổ chức tín dụng”, TS.Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Nguyễn Hiền

————

Dân trí (kinh doanh) 30-10-2016:

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chua-mua-duoc-khoan-no-xau-nao-bang-tien-20161030072128273.htm

(267/1.049)

[1][1] Nhầm TS

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,754