1.149. Kinh tế năm 2016: Đã đến lúc phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng

(VOV.VN) – Các chuyên gia cho rằng, việc định lượng nền kinh tế là rất cần thiết nhưng chất lượng tăng trưởng cũng là việc cần bàn.

Cuối quý III/2016, Chính phủ có đặt vấn đề phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,3% – 6,5%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,7% do trong nước chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, thiên tai và sự cố môi trường, điều kiện quốc tế có một số yếu tố không thuận lợi, thương mại toàn cầu có sự suy giảm lớn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng từng lý giải, tinh thần của Chính phủ luôn muốn phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng cao nhất, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy, nếu đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2016 sẽ là cực khó. Hơn nữa, quan điểm của Thủ tướng là tỉ lệ tăng trưởng không quan trọng bằng chất lượng tăng trưởng.

PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính)

Phân tích về tốc độ và chất tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 tại Tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017”, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính) đặt vấn đề, việc phân tích các chỉ tiêu tăng trưởng GDP, tỷ giá, chỉ số chứng khoán, giá vàng…sẽ là những vấn đề thiết thực và luôn được các nhà đầu tư quan tâm.

Cụ thể trong vấn đề tăng trưởng kinh tế 2016, PGS.TS. Ngô Trí Long cho đây là vấn đề liên quan đến một loạt các vấn đề khác như nợ công, việc làm, lạm phát…

“Thủ tướng cũng đã nói, muốn tăng trưởng mạnh thì có thể đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giải ngân, thậm chí là tăng khai thác dầu. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng như thế nào thì chưa được bàn tới. Việc định lượng là rất cần thiết nhưng chất lượng tăng trưởng cũng là việc cần bàn và chất lượng tăng trưởng tốt nhưng hiệu quả cũng rất quan trọng”, PGS.TS. Ngô Trí Long nêu rõ.

Hay như trong vấn đề kiểm soát lạm phát, PGS.TS. Ngô Trí Long phân tích mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2016 là dưới 5%, nhưng quanh cơ chế điều hành giá của nhà nước lại có rất nhiều vấn đề.

“Ngay như trong cơ chế điều hành giá xăng, dầu dù theo mục tiêu cơ chế thị trường, nhưng vẫn cần xem xét giá xăng, dầu trong nước đã phù hợp với giá xăng dầu thế giới hay chưa? Thuế nhập khẩu tính mới khiến giá xăng dầu cao hơn, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đổ lỗi về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chồng thuế trong cách tính giá xăng dầu”, PGS.TS. Ngô Trí Long lấy ví dụ.

Do vậy, theo PGS.TS. Ngô Trí Long, với cơ chế điều hành hiện tại, nhà nước đang nghĩ về lợi ích của mình nhiều hơn. Trong khi nhà nước và doanh nghiệp cùng phải định giá, phải đảm bảo lợi ích thuế phí, lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chuyên gia tài chính – TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Phân tích 4 nhóm nguyên nhân tại sao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 2016 không đạt được như kì vọng 6,7% GDP, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích hai nguyên nhân đến từ bên ngoài, đó là những thứ không kiểm soát được như môi trường, biến đổi khí hậu. Biến động trên thế giới có tác động đến việc rút khỏi Việt Nam của khối đầu tư ngoại có thể đến từ nhiều lý do như Brexit, ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ…

Ngoài ra, còn hai nguyên nhân khác đến từ nội tại của Việt Nam, đó là vấn đề đầu tư công ngày càng tăng, chính phủ mới nên cũng cần thời gian để sắp xếp mọi thứ. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ cũng đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng của nền kinh tế.

VOV.VN – Trước những diễn biến bất lợi trong nước và thế giới, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế 2016.

  1. Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ, vấn đề chi phí nợ công đã có thể thay đổi nhưng dù đã được nói đến từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu được cải thiện. Trong khi đó, đối với người dân, nghe đến tăng trưởng kinh tế dù là 6% hay 6,7% sẽ không rõ được đó là tăng hay giảm, nhưng với nền kinh tế thì đây là con số rất đáng phải quan tâm.

“GDP của Việt Nam đang ở trong khoảng 2.000 USD/năm/người, nếu chia ra thu nhập mỗi người dân có khoảng 3 – 4 triệu/tháng. Thế nên GDP chỉ cần giảm 0,7% thì hàng tháng mỗi người dân đều chịu thiệt hại. Do đó, kinh tế tăng trưởng hay suy giảm sẽ tác động trực tiếp đến người dân, chính người dân lại chịu thiệt hại lớn nhất”, TS. Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Lo ngại về tình trạng gia tăng nợ xấu ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, nợ xấu hiện nay đang ở mức đặc biệt xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang giảm nhưng cần lưu ý rằng, thời gian nợ 12 tháng hay 36 tháng không đáng ngại, nguy hiểm thật sự nằm ở những khoản nợ có thời gian từ trên 3 – 5 năm.

“Cũng cần lưu ý là công tác cổ phần hóa hiện nay cũng mới chỉ là “bình mới rượu cũ”. Mặc dù đã có tư nhân hóa nhưng chi phối của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất lớn. Hiến pháp đã chốt chặt không thay đổi. Cổ phần hóa để giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong khi thực tế đang làm ngược lại”, Luật sư Trương Thanh Đức băn khoăn./. 

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

———–

VOV.vn (Kinh tế) 10-12-2016:

http://vov.vn/kinh-te/kinh-te-nam-2016-da-den-luc-phan-tich-sau-ve-chat-luong-tang-truong-576581.vov

(165/1.095)

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,756