1.151. Nợ xấu đang ở mức đáng ngại

(BizLIVE) –  Phát biểu tại cuộc tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017?” luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Nợ xấu hiện nay thì đang ở mức đặc biệt xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang giảm, nợ trong 12 tháng hay 36 tháng không đáng ngại. Nguy hiểm thật sự nằm ở những khoản nợ trong thời gian từ 3 đến 5 năm”.

Tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017?” do BizLIVE tổ chức

Phát biểu tại cuộc tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017?” do BizLIVE tổ chức, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: “Năm 2016 là năm có bước ngoặt với Việt Nam về nhiều mặt, khi có rất nhiều khó khăn dồn dập đối với Chính phủ hiện nay  như: Vụ việc Formosa, lũ lụt…

“Tất cả diễn biến trên là thách thức lớn đối với Chính phủ nhưng Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách lớn trong năm nay như 100.000 doanh nghiệp mới thành lập và nhiều quyết sách mới liên quan đến việc tái cơ cấu”, TS Lê Đăng Doanh nhận định.

 GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Cũng trong cuộc tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017?”,  GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định: “Đánh giá Việt Nam 2016 có lẽ nên đặt trong khu vực các nước ASEAN, điều chúng muốn rất nhiều tuy nhiên so với các nước ASEAN, chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức nhưng tăng trưởng của chúng ta tích cực. Khi đánh giá nền kinh tế cần đặt trong bối cảnh để thấy những yếu kém nhưng cũng thấy những cố gắng”.

“Nội tại ngoài nợ xấu, nợ công nên có đánh giá về bất lợi của doanh nghiệp trong năm 2016 và Chính phủ chưa làm gì cho bất lợi này. Tôi tán thành với việc điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, nhưng phải nói những doanh nghiệp xuất khẩu năm 2016, đặc biệt xuất khẩu sang khu vực đồng euro, yen Nhật bị thiệt hại ghê gớm do USD lên giá, Việt Nam giữ giá, nhiều doanh nghiệp thua lỗ”, GS. Nguyễn Mại cho biết.

“Nếu chúng ta không có một chính sách hỗ trợ vừa là hỗ trợ tỷ giá, vừa là hỗ trợ lợi tức lãi suất cho một số doanh nghiệp, thì trong năm 2017 khi tỷ giá USD và EUR có thể lên đến 1:1, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, việc tích lũy là nguồn lực chính yếu giúp họ có thể phát triển thành doanh nghiệp nhỏ trong 1 đến 2 năm. Đây là điều rất quan trọng”, GS Nguyễn Mại cho biết thêm.

  1. Nguyễn Trí Hiếu

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế lại cho biết”Tôi không lạc quan như một số diễn giả trước. Tôi thấy giữa năm 2016, chính phủ đã cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng muốn đạt được 6,7% là rất khó. Một số dự báo cho thấy chúng ta chỉ đạt được mức 6%. Tôi thử phân tích 4 nhóm nguyên nhân tại sao không đạt được”.

“Hai nguyên nhân từ bên ngoài đó là những thứ không kiểm soát được như môi trường, biến đổi khí hậu. Tiếp theo là biến động trên thế giới. Việc rút khỏi Việt Nam của khối ngoại có thể đến từ nhiều lý do như Brexit, Donald Trump.

Hai nguyên nhân nội tại là đầu tư công ngày càng tăng, chính phủ mới cũng cần thời gian để sắp xếp mọi thứ. Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước”.

“Năm 2017, tôi không lạc quan kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn năm nay, Việt Nam có thể sẽ đi vào giai đoạn trì trệ nếu 4 nguyên nhân đó không được giải quyết. 2 yếu tố bên ngoài thì không thể kiểm soát được. Chỉ hy vọng được khí hậu tốt hơn, kinh tế thế giới ổn định hơn nhưng rõ ràng tiêu cực thì dễ xảy ra hơn tích cực.

Vấn đề về chi phí công, nợ công có thể thay đổi nhưng chúng ta nói nhiều năm rồi mà chưa thấy có dấu hiệu được cải thiện”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

  Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Đồng quan điểm với TS. Nguyễn Trí Hiếu, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết: “Nợ xấu hiện nay thì đang ở mức đặc biệt xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang giảm, nợ trong 12 tháng hay 36 tháng không đáng ngại. Nguy hiểm thật sự nằm ở những khoản nợ trong thời gian trên 3 đến 5 năm”.

“Đồng thời, cổ phần hóa hiện nay cũng mới chỉ là “bình mới rượu cũ”. Mặc dù đã có tư nhân hóa nhưng chi phối của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất lớn. Hiến pháp đã chốt chặt không thay đổi. Cổ phần hóa để giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong khi thực tế đang làm ngược lại”, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết thêm. 

NGUYỄN THẮM

—————–

BizLive (Thời sự) 10-12-2016:

http://bizlive.vn/kinh-te-dau-tu/no-xau-dang-o-muc-dang-ngai-2277540.html

(136/918)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,756