1.152. Luật sư “điểm mặt” nguyên nhân không cần thiết quy định về các ngành, nghề kinh doanh

(TĐ) – “Điều kiện kinh doanh được luật giao cho bộ ban hành là trái luật. Nghị định quy định điều kiện kinh doanh là đúng luật. Nhưng nếu sau đó lại giao cho bộ quy định chi tiết thi hành là trái với quy định về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh”.

Từ ngày 1/7 tới, các quy định về luật kinh doanh sẽ được áp dụng theo tinh thần của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, hàng loạt các điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực được quy định tại thông tư cấp bộ, hay chưa được quy định cụ thể sẽ được quy định tại Nghị Định mới, dự kiến được Chính Phủ thông qua trong thời gian tới. Điều này, dự kiến sẽ gây tác động lớn đến môi trường sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Thời Đại đã có trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế (VICA).

PV: Thưa ông, dự kiến sắp tới Chính Phủ sẽ thông qua hàng loạt các điều kiện kinh doanh đã hoặc chưa được quy định cụ thể tại các thông tư cấp bộ, sẽ được quy định tại các Nghị Định mới. Xin luật sư hãy cho biết quan điểm về vấn đề này ?

Luật sư Trương Thanh Đức: Không cần phải chờ đến ngày 1/7/2016, tôi khẳng định tất cả các điều kiện kinh doanh đang được quy định tại các thông tư trong khoảng thời gian 10 năm qua đều là trái luật. Tại khoản 3, Điều 6 Luật Đầu tư, về “nghành, nghề kinh doanh”, Luật doanh nghiệp năm 1999, đoạn thứ 2, điểm b, khoản 1, điều 4, về “Nghành nghề kinh doanh có điều kiện”, Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của Chính Phủ “Hướng dẫn thi hành một số diều của luật doanh nghiệp cũng quy đinh rõ: “các văn bản pháp luật do các Bộ, nghành hoặc các cấp chính quyền địa phương ban hành, mà không căn cứ vào luật, pháp lệnh, nghị định quy định về nghành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các nghành, nghề đó đều không có hiệu lực thi hành.”

luat su diem mat nguyen nhan khong can thiet quy dinh ve cac nganh nghe kinh doanh

 

Luật sư Trương Thanh Đức

 

Đến khoản 3, Điều 7, Luật Đầu tư về “Nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật đầu tư năm 2014 cũng chỉ nhắc lại quy định nêu trên.

Sau 16 năm, số giấy phép con, tức điều kiện kinh doanh do các bộ, nghành và chính quyền địa phương ban hành trái luật, không những không giảm đi mà còn không ngừng tăng vọt với con số lên đến 4.000 nghìn điều kiện kinh doanh trái luật.

Và đến nay, ngoài cuộc chiến tiếp diễn để chống lại các điều kiện kinh doanh do các thông tư ban hành trái luật, còn phải đối mặt thêm với các quy định trái luật hay thậm chí cả “luật trái luật”.

PV: Vậy đối với điều kiện kinh doanh ngoài 268 nghành, nghề kinh doanh có điều kiện kinh doanh hiện tại như thế nào, thưa ông ?

Luật sư Trương Thanh Đức: Điều 8, về “Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định rõ: Muốn sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, phải trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Luật Đầu tư.

Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014 quy định: Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4, gồm có 267 ngành, nghề. Tuy nhiên, tại thời điểm này, đã xuất hiện thêm ít nhất là ngành, nghề kinh doanh thứ 268 “Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn”, được quy định tại Điều 54 về “Bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư”, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015.

Trong số 268 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư năm 2014 không có “Hoạt động dịch vụ của tổ chức hoà giải thương mại”. Trong khi lại có ngành, nghề tương tự là “Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại”. Vì vậy, nếu Chính phủ ban hành Nghị định về hoà giải thương mại trong lúc chưa bổ sung ngành, nghề “Hoạt động dịch vụ của tổ chức hoà giải thương mại”, sẽ trái với quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Trước ngày 01-7-2016 mà không giải quyết được các các điều kiện kinh doanh sắp trái luật nêu trên, sẽ trở thành trái luật.

PV: Chúng ta phải hiểu như thế nào về những điều kiện kinh doanh được quy định cho 268 nghành, nghề kinh doanh, thưa ông ?

Luật sư Trương Thanh Đức: Những điều kiện kinh doanh thuộc 268 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng chưa có quy định cụ thể hoặc mới chỉ được quy định trong các thông tư, mà không được Chính phủ ban hành bằng các Nghị định trước ngày 01-7-2016, sẽ vô hiệu vì vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 74 về “Điều khoản chuyển tiếp”, Luật Đầu tư năm 2014.

Dù các điều kiện kinh doanh này có được ban hành đúng thẩm quyền ngay hôm nay, vẫn cứ trái luật. Cụ thể là trái với quy định tại khoản 1, Điều 78 về “Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật”

Điều kiện kinh doanh thuộc 268 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tiếp diễn nguy cơ trái luật. Ngay cả trường hợp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư năm 2014. Nhưng nếu cứ chép lại điều kiện kinh doanh trong các thông tư vào nghị định, hay cứ ban hành điều kiện kinh doanh không có cơ sở hợp lý, không những gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh, mà còn trái với quy định tại khoản 1, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”

Thậm chí việc đó còn vi Hiến, trái với Hiến pháp năm 2013, với quy định tại khoản 2, Điều 14: “2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

PVỞ cương vị của một luật sưông hãy cho biết quan điểm của mình về các điều kiện kinh doanh đã được luật định?.

Luật sư Trương Thanh Đức: Điều kiện kinh doanh là các điều kiện đối với 3 nhóm hoạt động chính: Sản xuất, tiêu thụ và cung ứng dịch vụ, theo quy định tại khoản 16, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014, có khoảng trên 120 hoạt động cụ thể đã được sử dụng, để chỉ các hoạt động kinh doanh như sau: Bán buôn, bán lẻ, bao gói, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hiểm, bảo quản, bảo vệ, biểu diễn, bồi dưỡng, bù trừ, cai nghiện, cầm đồ, chế biến,…

Như vậy, cần phải xác định lại, cụ thể hoá những hoạt động nào trong một ngành, nghề đầu tư kinh doanh mới cần có điều kiện.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân không cần thiết quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể trên?.

Luật sư Trương Thanh Đức: Thứ nhất: Tất cả các ngành, nghề nói trên đều không thấy rõ điều kiện kinh doanh “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” theo quy định của Luật Đầu tư.

Thứ hai: Một số ngành, nghề kinh doanh chưa từng được quy định về điều kiện kinh doanh như “Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô”, “Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản”, “Kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước”, “Kinh doanh củi than từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước”.

Trong 6.000 điều kiện kinh doanh được ban hành một cách tràn lan, vô tội vạ và trái luật mà vẫn chưa có điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề đó, đến nay, không thấy lý do nào xác đáng để phải tạo thêm điều kiện kinh doanh mới.

Thứ ba: Còn một số lý do khác, như việc bảo đảm “quy chuẩn kỹ thuật” đối với sản xuất mũ bảo hiểm là đương nhiên, chứ mắc mớ gì phải quy định “Kinh doanh mũ bảo hiểm”, còn bao gồm cả việc mua bán mũ. Hay “Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu” cũng là ngành, nghề có điều kiện thì nếu ậy thì phải đưa tất cả các loại dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng tương tự khác vào như đào tạo, bồi dưỡng luật sư, đấu gián, công chứng,…

PV: Vậy còn đối với những điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành?

Luật sư Trương Thanh Đức: Điều kiện kinh doanh được luật giao cho bộ ban hành là trái luật. Nghị định quy định điều kiện kinh doanh là đúng luật. Nhưng nếu sau đó lại giao cho bộ quy định chi tiết thi hành là trái với quy định về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh.

Chẳng hạn, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13-7-2015 “Quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp” là phù hợp với quy định tại khoản 4, Điều 19 về “Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp”. Nhưng quy định trên lại trái với quy định tại khoản 3, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014.

PV: Theo luật sưđâu là những nguyên nhân trái luật như trên ?

Luật sư Trương Thanh Đức: “Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” có thể là điều kiện kinh doanh trái luật. Theo quy định tại khoản 1 và 2, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, tiêu chuẩn do một tổ chức công bố để tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Như vậy, “điều kiện kinh doanh” và “quy chuẩn kỹ thuật” đều có chung ít nhất 2 mục tiêu là để bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn sức khoẻ. “Điều kiện kinh doanh” không thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, còn “Quy chuẩn kỹ thuật” lại chỉ thuộc thẩm quyền của các bộ.

Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm xử lý, để tránh tình trạng điều kiện kinh doanh trá hình kiểu ốc mượn hồn, biến “Điều kiện kinh doanh” thành “Quy chuẩn kỹ thuật” một cách trái luật.

An Viên

——————

Thời đại (Kinh tế) 21-6-2016:

http://thoidai.com.vn/kinh-te/luat-su-diem-mat-nguyen-nhan-khong-can-thiet-quy-dinh-ve-cac-nganh-nghe-kinh-doanh_t114c14n29787

(2.029/2.029)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,981