1.155. Kinh tế 2016: Nhiều “điểm nghẽn” nhưng vẫn có “tia sáng”

(TBKD) – Năm 2016, rất nhiều lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng giảm, như: XK giá trị nhiên liệu giảm 28 – 29%, giá trị thì tăng trưởng công nghiệp từ gần 10% (2015) giảm xuống còn 7,4%. Theo đánh giá của Ts. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội, xét về chiều rộng sâu thì vẫn còn nguyên đó bộn bề.

Tại tọa đàm “Làm ăn gì năm 2017”, hầu hết các chuyên gia đều nhận định, 2016 là một năm đặc biệt, bởi tình hình kinh tế thế giới thì phức tạp, trong khi các điều kiện tại Việt Nam cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, cơ hội cũng mở ra rất nhiều, đặc biệt là đối với cổ phần hóa (CPH), tạo điều kiện cho các lĩnh vực dịch vụ phát triển.

Nông nghiệp mất ổn định

Phát biểu tại tọa đàm, Ts. Nguyễn Đức Kiên cho hay: “Đây là năm mà chúng ta vừa thay đổi bộ máy lãnh đạo của đất nước. Trong khi các yếu tố địa chính trị ở khu vực và quốc tế tác động vào nền kinh tế kinh khủng nhất, thiên nhiên thử thách chúng ta nhiều nhất”.

Từ Formosa, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Lấy ví dụ từ tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới lĩnh vực nông nghiệp, ông Kiên nêu ra hai nguyên nhân.

Thứ nhất, BĐKH chúng ta không tự gây ra, nhưng tình trạng ngập mặn, công bằng mà nói, một phần nguyên do đến từ việc chúng ta xử lý chưa tốt các quan hệ địa chính trị. Các nước thượng nguồn sông Mekong ngăn nước lại nên áp lực ở cửa sông nhỏ, ngập mặn là tất yếu.

Thứ hai, nền kinh tế bất định phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện tự nhiên. Nói là thực hiện CNH-HĐH, nhưng bản thân cơ cấu không thay đổi nhiều.

Năm 2016, nông nghiệp đóng góp 17 – 18% GDP của năm

Từ những nguyên nhân trên, ông Kiên đúc rút: “Khi nhìn lại cơ cấu của nền kinh tế, chưa bao giờ 63% lực lượng nông nghiệp mất ổn định và mong manh đến thế”.

Có thể thấy, nền kinh tế bất định phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện tự nhiên nên trong 6 tháng đầu năm, phát triển nông nghiệp là âm 0,1%, nhưng từ tháng 7, mưa thuận gió hòa, nông nghiệp tăng trưởng trở lại 0,68%.

Năm 2016, nông nghiệp đóng góp 17 – 18% GDP của năm. “Với đóng góp như thế mà tác động như vậy thì phải thấy cơ cấu nền kinh tế còn nhiều việc ngổn ngang”, vị lãnh đạo đến từ Ủy ban Kinh tế Quốc hội đúc rút.

Đối với lĩnh vực XK, ông Kiên cho hay, nói là tăng nhưng chủ yếu ở khối dệt may. Nông nghiệp thì thủy sản tăng 1,8 – 1,9%, đồ gỗ thì hơn. Nhưng nói đến đồ gỗ, thì hoàn toàn không phải công nghiệp mà nhập về, chế tác, thủ công thôi, gắn liền với phá rừng.

“Cuối cùng, năm 2016, khi mà XK giá trị nhiên liệu giảm 28 – 29% giá trị, thì tăng trưởng công nghiệp so với năm ngoái từ gần 10% xuống còn 7,4%. Nói chiều rộng sâu thì vẫn còn nguyên đó bộn bề”, ông Kiên kết luận.

Vẫn còn điểm sáng

Đặt nền kinh tế Việt Nam bên cạnh các nền kinh tế khác trong khu vực, Gs.Ts. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE), đánh giá: “So với các nước ASEAN, chúng ta cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhưng tăng trưởng của chúng ta khá tích cực”.

Đồng tình quan điểm này, Ts. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết tình hình khó khăn đang có nhiều điểm nghẽn nhưng cũng đang có những tia sáng. Việt Nam phải đủ tự tin, đủ linh hoạt trong cải cách. Phải đặc biệt lưu ý đến tính tương tác giữa bộ máy nhà nước và DN, đặc biệt các lĩnh vực liên quan đến sở hữu nhà nước phải đặc biệt lưu ý.

Nhìn cơ cấu tăng trưởng của 2016, ông Nguyễn Tú Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng trong khi khu vực nông nghiệp và khai khoáng giảm mạnh thì khu vực dịch vụ và sản xuất, vốn là 2 động cơ chính của nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn so với năm ngoái.

“Cán cân thương mại đã đi dần vào ổn định. Từ 2012 có thâm hụt một chút và năm nay đã thặng dư”, ông Tú Anh nhận định.

Theo các chuyên gia, năm 2016 cơ hội mở ra rất nhiều, đặc biệt là đối với CPH, tạo điều kiện cho các lĩnh vực dịch vụ phát triển. Đặc biệt trong năm nay ngành thương mại điện tử đã có bước phát triển vượt bậc. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, tính riêng 9 tháng đầu năm, thành phố có 1.317 website thông báo, đăng ký hoạt động mới, gồm 1.258 website bán hàng và 59 sàn giao dịch thương mại điện tử.

Năm 2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Hà Nội đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 4% tổng doanh thu bán lẻ toàn thành phố. Trong 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên địa bàn khoảng 1,04 tỷ USD, doanh thu cả năm ước đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 4,5% tổng doanh thu bán lẻ toàn thành phố.

Đối với ngành giao thông vận tải, hiện nay các loại hình vận tải như: đường bộ, đường biển, đường hàng không và đường sắt ngày càng phát triển. Ngoài ra, năm 2016 cũng chứng kiến sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ như du lịch biển, du lịch sinh thái do sở hữu một bờ biển dài, đẹp và giàu tài nguyên.

“Dù đúng dù sai thì cuộc sống vẫn chảy, có thắng có thua, cần nhìn nhận sự thật. Có người khẳng định càng khó khăn càng có nhiều cơ hội nhưng thực tế bản chất thị trường lúc nào cũng có cơ hội”, Luật sư Trương Thanh Đức bình luận về cơ hội cho kinh tế Việt Nam 2016.

Thanh Hoa

—————–

Thời báo Kinh doanh (Kinh tế) 12-12-2016:

http://thoibaokinhdoanh.vn/Thi-truong-17/Kinh-te-2016-Nhieu-%E2%80%9Cdiem-nghen%E2%80%9D-nhung-van-co-%E2%80%9Ctia-sang%E2%80%9D-28464.html

(59/1.126)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,756