1.176. Băn khoăn trước thềm năm mới

(TBNH) – Từ tuần tới, Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, lúc này các TCTD vẫn đang lúng túng trong việc áp dụng lãi suất nào để không vi phạm bộ luật lớn này. 

Trong hội thảo một số quy định về lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015 do Bộ Tư pháp tổ chức ở TP.HCM ngày 23/12, đại diện Techcombank cho biết, gần đây một số NHTM nhận được công văn phúc đáp của NHNN xác nhận có thể áp dụng lãi suất cho vay trên 20%/năm. Công văn ấy có thể được coi là văn bản pháp lý thực hiện cho tất cả các NHTM áp dụng lãi suất cho vay khi Bộ luật Dân sự bắt đầu có hiệu lực từ năm mới?

Lãi suất cần linh hoạt theo tín hiệu thị trường

Lãi vay tiêu dùng cao hơn quy định

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng cho biết, một số các công ty tài chính tiêu dùng ở TP.HCM hiện nay cho vay với lãi suất đã lên đến 70%/năm, nếu chậm trả nợ, lãi phát sinh lên đến 105%/năm. Trong khi đó lãi suất trần quy định trong Bộ luật Dân sự là mức 20%/năm.

Một số quan điểm cho rằng, các công ty tài chính tiêu dùng không có chức năng huy động vốn trực tiếp từ dân cư, họ chỉ được phát hành giấy tờ có giá tới các tổ chức kinh tế. Trong đó, lượng trái phiếu của các công ty tài chính tiêu dùng được các NHTM mua rất lớn, nên giá vốn đầu vào của các công ty này cao hơn hẳn so với lãi suất cho vay tiêu dùng ở NHTM.

Ở góc khác, người tiêu dùng cho rằng thời gian qua, một số NHTM phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại thẻ ghi nợ, nhưng không hướng dẫn chủ thẻ nguyên tắc vay vốn qua thẻ.

Thực tế, cho vay tiêu dùng qua phát hành thẻ hiện nay là những khoản vay không có tài sản đảm bảo, thời hạn vay ngắn và lãi suất các khoản vay này được bên cho vay tính gộp tất cả các chi phí, trong đó có chi phí rủi ro mất vốn nên lãi suất thường cao hơn so với lãi suất cho vay có tài sản đảm bảo. Bà Trương Thị Diệu Thúy, Văn phòng Quốc hội cho rằng, trong năm tới, khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực, thì sẽ là cơ hội cho ngành Ngân hàng minh bạch hóa các loại lãi suất cho vay tiêu dùng qua phát hành thẻ bằng các quy định pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng.

Sẽ là lãi suất nào?

Từ tuần tới, Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, lúc này các TCTD vẫn đang lúng túng trong việc áp dụng lãi suất nào để không vi phạm bộ luật lớn này. Bởi vì, trong khi Luật Các TCTD năm 2010 cho phép các TCTD được thỏa thuận lãi suất, Bộ Luật Dân sự lại quy định lãi suất cho vay không quá 20%/năm.

Nhiều ý kiến dẫn chứng việc hệ thống “tín dụng đen” cho vay với lãi suất cắt cổ vẫn còn lén lút tồn tại trong xã hội. Các luật sư thì nhấn mạnh thực tế, chế tài xử lý hành vi này cũng chưa đủ mạnh để bảo vệ người nghèo. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng ấn định mức lãi suất 20%/năm trong Bộ luật Dân sự là rất bó buộc. Bởi trong những năm qua, các TCTD đang thực hiện việc cấp tín dụng theo Luật Các TCTD hiện hành, trong đó lãi suất được thỏa thuận giữa người vay và bên cho vay.

Lãi suất còn là công cụ của nhà điều hành, nếu nền kinh tế có lạm phát tăng cao NHNN có thể tăng lãi suất để thu hút tiền từ lưu thông về. Lãi suất còn có yếu tố định hướng các khoản vay trong những chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ. Chưa kể, nó còn là công cụ để cân bằng tỷ giá VND đối với từng thời kỳ trong ổn định vĩ mô. Chẳng hạn, với lãi suất tiền gửi USD bằng 0%, thì một lượng lớn ngoại tệ đã được chuyển đổi ra VND để gửi tiết kiệm lấy lãi. Chính sách không trả lãi đối với USD trong hệ thống ngân hàng đã nâng tỷ lệ nắm giữ VND trong dân nhiều lên và làm giảm rất nhanh tỷ lệ nắm giữ vàng, ngoại tệ trong nền kinh tế.

Lãi suất không chỉ là công cụ của chính sách tiền tệ, mà còn phản ánh sức khoẻ của cả nền kinh tế khi Chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Theo đó, hệ thống tài chính-tiền tệ-ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm trong nước sẽ lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ như một xương sống để đưa ra các mức lãi suất phù hợp. Trần lãi suất 20%/năm trong Bộ luật Dân sự nên chăng điều chỉnh trong các quan hệ tín dụng phi ngân hàng?

Theo đại diện văn phòng Quốc hội, trong trường hợp nền kinh tế có biến động bất thường, Chính phủ có thể đệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét gỡ bỏ trần lãi suất 20%/năm trong Bộ Luật Dân sự.

Đình Hải

—————–

Thời báo Ngân hàng (Tài chính – Tiền tệ) 26-12-2016:

http://thoibaonganhang.vn/ban-khoan-truoc-them-nam-moi-57756.html

(62/942)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,758