1.178. Vụ Formosa: Cần rà soát khắc phục môi trường và lựa chọn dự án đầu tư

(VOV.VN) – Vấn đề được dư luận quan tâm là việc hỗ trợ người dân cũng như xử lý các vấn đề môi trường sau cam kết của Formosa được thực hiện như thế nào?.

Sau khi Công ty Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả môi trường, một vấn đề được dư luận quan tâm là việc hỗ trợ người dân cũng như xử lý các vấn đề môi trường sau cam kết được thực hiện như thế nào? Đây cũng là bài học sâu sắc trong quá trình lựa chọn, thu hút dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài.

Lãnh đạo Formosa lên tiếng xin lỗi và nhận trách nhiệm khắc phục hậu quả

Mặc dù Công ty Formosa Hà Tĩnh cam kết bồi thường 500 triệu USD tương đương 11.500 tỷ đồng cho những thiệt hại sau sự cố môi trường gây tình trạng hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, nhưng theo Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, cần có kế hoạch hoặc lộ trình chi trả cụ thể. Theo đó, cần lập hội đồng để đánh giá thiệt hại về môi trường. Đồng thời, cần xác định được địa chỉ tổ chức, người dân được nhận bồi thường, cũng như cách sử dụng tiền bồi thường như thế nào cho hiệu quả.

“Sự cố này lớn nhất từ trước đến nay, xảy ra trên diện rộng, gây  hoang mang lo lắng cho người dân. Mức độ bồi thường nhiều là đương nhiên. Sẽ phải thống kê thiệt hại căn cứ cơ sở bằng chứng và có những chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, nhà khoa học đánh giá, đưa ra được các nguyên tắc chung về thống kê, phương pháp như thế nào để tổng hợp thống kê cho chính xác. Cần phải tập trung nhiều công sức và có nguyên tắc nếu không sẽ phức tạp,” luật sư Đức cho hay.

Sau việc cam kết bồi thường, dư luận đặt câu hỏi về việc rà soát, xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường biển trong thời gian tới như thế nào, khi Công ty Formosa Hà Tĩnh vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhà máy tại Việt Nam?

Tiến sỹ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu cho rằng, cần tăng cường năng lực giám sát quốc gia về môi trường, tránh diễn ra vụ việc tương tự. Đối với Công ty Formosa Hà Tĩnh, cơ quan chức năng cần lắp ngay trạm giám sát tự động tại vị trí xả thải để kiểm soát vấn đề môi trường.

Tiến sỹ Đào Trọng Tứ chia sẻ: “Qua sự việc này, bài học về việc tăng cường năng lực giám sát của địa phương, các cơ quan trung ương có trách nhiệm là cực kỳ quan trọng. Với trình độ công nghệ thông tin hiện nay của chúng ta, việc này không quá khó khăn. Ví dụ, có thể đặt các hệ thống giám sát tự động để cập nhật thông số, xây dựng trạm giám sát và kiểm soát vấn đề ô nhiễm ở các khu vực xả thải. Đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần nghĩ đến việc tăng cường năng lực quốc gia trong vấn đề cảnh báo các thảm họa về môi trường để có thể ngăn chặn trước.”

Vụ việc Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường một lần nữa đặt ra vấn đề về thu hút dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, đây là một bài học sâu sắc. Qua vụ việc này cho thấy không thể đánh đổi tài nguyên, môi trường để lấy các dự án kinh tế. Thu hút đầu tư các dự án vốn FDI trong thời gian tới, nhất là các dự án có nguy cơ tác động môi trường  cần phải thận trọng trong kiểm soát, bảo vệ môi trường:

“Bảo vệ môi trường lâu dài là quan trọng hơn cả. Phải đặt vấn đề môi trường lên số 1 trước khi quyết định dự án. Đặc biệt các dự án có nguy cơ tác động môi trường cao. Thời gian qua chúng ta tiếp nhận các dự án thép, lọc dầu, xi măng, rồi gần đây là trào lưu các nhà máy dệt để đón đầu Hiệp định TPP, ngành dệt có khâu nhuộm cũng gây ô nhiễm ghê gớm. Nhà nước cần quan tâm và đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên cao nhất trước khi quyết định dự án. Việc thẩm định môi trường phải cần huy động các nhà chuyên môn các chuyên gia và có tiếng nói của người dân trên địa bàn xem tác động như thế nào, người dân có đồng ý hay không,” bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh./.

Việt Hà/VOV-Trung Tâm Tin

——————

VOV.vn (Kinh tế) 01-7-2016:

https://vov.vn/kinh-te/vu-formosa-can-ra-soat-khac-phuc-moi-truong-va-lua-chon-du-an-dau-tu-526168.vov

(218/884)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,765