1.194. Hoàn thiện quy định về Điều kiện kinh doanh

(VTV2) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Oanh ngày 30-06-2016, phát trên VTV2 Kinh doanh & Pháp luật) 8h55 ngày 09-7-2016 & 14h ngày 10-7-2016

Khách mời: Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương

Luật sư Trương Thanh Đức Giám đốc Công ty Luật ANVI.

 

KỊCH BẢN TALKSHOW

 

“KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT”

                    ĐPSX duyệt sản xuất
  

 

 

 

Ngày…………………

           

Chương trình:  “Kinh doanh và Pháp luật”
Chủ đề: Hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh      
Nội dung: (dàn ý – mạch nội dung)
Thời lượng:  25 phútNgày phát sóng dự kiến:   ……./7/2016Kênh phát sóng: VTV2
BTV: Đặng OanhĐạo diễn:
ĐPSX:MC: Lê Anh
Khách mời:

+ Khách mời 1: Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế, Bộ Tư pháp/Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW;

+ Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

 

 

Ngày ghi hình:Địa điểm:

 

TTTLPHẦNNỘI DUNG

(mạch ý /mục đích/thông điệp)

NỘI DUNG CHI TIẾT

(diễn giải chi tiết/câu hỏi gợi ý)

GHI CHÚ
1.30”Giới thiệu chương trình

 

Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình “Kinh doanh và Pháp luật”

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian gần đây, hoàn thiện hệ thống các điều kiện kinh doanh là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Vậy, hiện nay, vấn đề này đã giải quyết ra sao? Quá trình triển khai xây dưng, ban hành các văn bản quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh như thế nào? Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” sẽ có cuộc trao đổi với các chuyên gia để làm rõ hơn về vấn đề này với chủ đề: “Hoàn thiện hệ thống điều kiện kinh doanh”

Hình hiệu + MC chào đầu
2.20’’Giới thiệu chủ đềHình ảnh, nội dung một số câu nói ấn tượng của khách mời để giới thiệu chủ đềHiệu ứng
3.30’’Giới thiệu khách mời tọa đàmKHÁCH MỜI:

Đến tham dự chương trình, tôi xin trân trọng giới thiệu:

+ Khách mời 1: Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế, Bộ Tư pháp/Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW;

+ Khách mời 2: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

          Cảm ơn hai vị khách mời đã nhận lời mời tham dự chương trình. Trước khi bắt đầu cuộc trao đổi của chúng ta ngày hôm nay, mời hai vị khách mời cùng quý vị và các bạn theo dõi một phóng sự ngắn sau:

MC giới thiệu + Phát clip giới thiệu khách mời
4.2.5 – 3.0’Phóng sự 1PHÓNG SỰ (1)

1.      Theo tinh thần của Hiến pháp 2013, người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 đã hiện thực hóa tinh thần đó bằng những quy định có tính cải cách, đột phá, đặc biệt là các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, qua gần 1 năm triển khai thực hiện, một số quy định của hai luật này vẫn còn gây khó khăn cho doanh nghiệp…

2.      Hiện cả nước có gần 7.000 giấy phép con liên quan đến hoạt động của DN. Trong đó, trên 1/2 không còn căn cứ pháp lý để tồn tại vì các giấy phép đó được quy định bởi các thông tư – mà theo quy định mới thì thông tư của các bộ, ngành và địa phương không được hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều điều kiện kinh doanh đã cũ nhưng chưa được sàng lọc, đánh giá để sửa đổi, loại bỏ. ..

3.      Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp đó, ban hành Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ/Ngành tuyệt đối không đặt ra các rào cản, điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, các Bộ, ngành cần phải cải tiến việc thực hiện trình tự, thủ tục rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng soạn thảo các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trình Chính phủ trước ngày 30/5/2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn….

Phát tại trường quay hoặc chi tiết bằng text
5.       7.0 – 8.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM

Như phóng sự ngắn mà chúng tôi vừa đề cập, có thể nói, một trong những vướng mắc nhất hiện nay đối với doanh nghiệp trong việc thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 chính là vấn đề điều kiện kinh doanh.

Câu hỏi 1: Vậy, thực tế nào khiến Ông cho rằng các điều kiện kinh doanh, giấy phép con bất hợp lý đang làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, cản trở việc cải thiện môi trường kinh doanh, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? Ví dụ.

 

Câu hỏi 2: Có thể nói, việc tháo gỡ các rào cản cho doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cải cách môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có thái độ kiên quyết với các bộ trong rà soát, xây dựng các quy định về điều kiện kinh doanh. Vậy, với sự quyết tâm của Chính phủ và sự nỗ lực của các Bộ/Ngành, kết quả xây dựng, ban hành các văn bản quy định về điều kiện kinh doanh như thế nào, thưa Ông B?

 

Câu hỏi 3: Việc rà soát, sắp xếp, loại bỏ được các điều kiện kinh doanh bất hợp lý là một việc không hề dễ dàng, trong quá trình thực hiện, các Bộ/Ngành đã phải vượt qua nhiều khó khăn. Vậy, khó khăn, vướng mắc đó là gì, thưa Ông B? (khối lượng, tính chất, thời gian…?)

Bình luận của Luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này như thế nào, thưa Ông?

 

Câu hỏi 4: Không chỉ các Bộ/Ngành mà đối với cơ quan thẩm định như Bộ Tư pháp, chắc chắn khó khăn trong quá trình thẩm định cũng không ít, đúng không thưa Ông B?

Vậy, thực tế trong quá trình thẩm định, Ông có gặp văn bản nào có nội dung không hợp lý, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không? Hội đồng thẩm định đã xử lý như thế nào, thưa Ông B?

 

Câu hỏi 5: Có ý kiến cho rằng, thực tế, các Bộ/Ngành dường như rất khó bỏ đi các giấy phép con, các điều kiện kinh doanh trái quy định pháp luật ngay lập tức. Ông nghĩ sao, thưa Luật sư Trương Thanh Đức? Điều này phải chăng là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan thẩm định cũng như doanh nghiệp, thưa Ông?

Ông B, Ông có bình luận gì về vấn đề này?

 [Dẫn nối vào phóng sự 2]

 Có thể nói, để có kết quả 49 Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh trình Chính phủ trước ngày 01/7/2016, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng như các Bộ/Ngành đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Để thấy rõ hơn quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy định điều kiện kinh doanh cũng như tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia xung quanh nội dung này, mời các bạn cùng hai vị khách mời tiếp tục xem một phóng sự ngắn sau:

 

 

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

6.02’Phóng sự 2

 

PHÓNG SỰ (2)

1.      Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các Nghị định về điều kiện kinh doanh phải được ban hành trước thời điểm 1/7/2016, không để chậm trễ, không để còn nợ đọng sau ngày 1/7, không để xuất hiện “khoảng trống pháp luật”. Đồng thời, phải bảo đảm chất lượng các văn bản này, bằng các giải pháp như các bộ trực tiếp làm việc, thảo luận với nhau để gỡ vướng mắc. Bên cạnh đó, quy trình rút gọn nhưng phải bảo đảm công khai, minh bạch. Sau khi ban hành, những điểm nào không phù hợp với thực tiễn thì phải sửa đổi kịp thời. Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp phải thường xuyên đôn đốc, báo cáo Thủ tướng, trực tiếp kiểm tra, trực tiếp làm việc với các tổ biên tập, ban soạn thảo để giải quyết từng vướng mắc….

2.      Tuy nhiên, vì việc xây dựng, ban hành, nâng cấp Thông tư lên Nghị định được thực hiện theo quy trình rút gọn nên một số ý kiến băn khoăn về chất lượng văn bản…

3.      Hoạt động và quan điểm của Bộ Tư pháp/Chính Phủ…

 
7.7.0 – 8.0’Đối thoại tại trường quay

 

TỌA ĐÀM (2)

Câu hỏi 6: Nhằm tránh các khoảng trống pháp lý từ ngày 01/7/2016, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, nâng cấp các Thông tư quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh lên Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, vì theo thủ tục rút gọn nên tâm lý băn khoăn về chất lượng văn bản đã đặt ra. Ông có bình luận gì về vấn đề này, thưa Ông B?

 

Đứng dưới góc độ thành viên Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, bình luận của Ông như thế nào về vấn đề này, thưa Luật sư Trương Thanh Đức?

 

Câu hỏi 7: Vấn đề kiểm soát chất lượng các Dự thảo Nghị định đã được đặt ra từ trước đó, thưa Ông B?

 

Câu hỏi 8: Phải chăng, quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh trong thời gian qua chính là một bài học kinh nghiệm, thưa Luật sư?

 

Ý kiến của Ông B về vấn đề này như thế nào?

Câu hỏi 9: Như vậy, câu chuyện cải cách và nâng cao chất lượng các điều kiện kinh doanh sẽ tiếp tục được đặt ra sau thời điểm 01/7/2016, thưa Ông B?

 

Quan điểm của Luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này? Mục tiêu của Chính phủ là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc hoàn thiện hệ thống điều kiện kinh doanh đã thể hiện một phần quyết tâm đó, thưa Ông?

 

 

– Mỗi câu hỏi nhỏ ~ 1.5 – 02 phút/trả lời;

– Khuyến khích tăng tính tương tác, phản biện…

8.30’’Kết tọa đàmKẾT TỌA ĐÀM

Tóm lược nội dung: Có thể nói, với tinh thần Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, Chính phủ mới với những quyết tâm mới, cùng với sự nỗ lực, chung sức của tất cả các Bộ/Ngành sẽ tạo ra những lực tốt nhất cho việc cải thiện môi trường kinh doanh. Việc hoàn thiện hệ thống điều kiện kinh doanh chính là một trong những cải thiện tốt nhất, tạo động lực cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Giới thiệu chương trình 585: Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” được thực hiện trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2020!

Cảm ơn khách mời và dẫn nối vào mục LKPL: Cảm ơn hai vị khách mời đã chia sẻ với chúng tôi những thông tin hữu ích. Và tiếp nối chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với mục “Lăng kính Pháp luật”!

MC tóm lược nội dung, cảm ơn khách mời, giới thiệu Chương trình 585 và dẫn nối sang mục LKPL
9.15’’Kết chương trìnhKẾT CHƯƠNG TRÌNH

Thưa quý vị và các bạn!

Mục “Lăng kính Pháp luật” đã khép lại chương trình “Kinh doanh & Pháp luật” của chúng tôi ngày hôm nay.

Mọi thông tin chi tiết và liên hệ, xin vui lòng truy cập Website: www.kinhdoanhvaphapluat.com  (về kép, về kép, về kép….)

Xin chào và hẹn gặp lại!

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,779