(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Hà Nho ngày 01-08-2016, phát trực tiêp trên VOV1.
Giải pháp quản lý giám sát thu phí các dự… | BAN THỜI SỰ – VOV1
—————
KỊCH BẢN CÂU CHUYỆN THỜI SỰ
TRỰC TIẾP LÚC 7H15 NGÀY 01/08/2016
TẠI PHÒNG THU TẦNG 5, TÒA NHÀ 41-43 BÀ TRIỆU, HN.
(PL lúc 13H10 trên Hệ Thời sự – Chính trị – Tổng hợp (VOV1)
Chủ đề: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁM SÁT THU PHÍ CÁC DỰ ÁN BOT
(Nhìn từ các dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ)
# Thưa quý vị và các bạn. Sau 10 ngày giám sát công tác thu phí tại trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, kết quả Tổng cục đường bộ VN thu được cho thấy mức thu cao hơn so với báo cáo từ phía Công ty BOT. Kết quả này cũng khẳng định một thực tế là có sự nhập nhằng, thiếu công khai trong thu phí BOT thời gian qua. Tình trạng tố gian lận thu phí giữa các nhà đầu tư là có thực và từ đây cũng đặt ra một yêu cầu cấp bách. Đó là việc công khai, minh bạch trong quản lý thu phí. Đồng thời, các giải pháp để quản lý nguồn thu, cân đối phương án tài chính của dự án cũng cần phải làm rõ, tạo sự đồng thuận trong vận hành các trạm BOT và sử dụng hiệu quả dự án BOT đã được đầu tư. Để làm rõ nội dung này, chương trình Theo dòng thời sự hôm nay, chúng tôi mời tới phòng phát thanh trực tiếp Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI để cùng trao đổi về nội dung này.
Quý vị và các bạn quan tâm, xin mời gọi tới số máy 04.39349483 để cùng trao đổi, chia sẻ quan điểm trực tiếp với khách mời của chương trình. Bây giờ, mời BTV Hà Nho bắt đầu cuộc trao đổi:
BTV Hà Nho: Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn LS. Trương Thanh Đức đã dành thời gian tham gia chương trình Theo dòng thời sự.
- Trương Thanh Đức: Xin chào BTV Hà Nho và quý vị thính giả!
- Thưa luật sư Trương Thanh Đức, đã có những ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra giám sát thu phí tại trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, ông có bình luận gì?
- Dù khác thế nào cũng cho sự thật: Thực thu gấp rưỡi.
- Như vậy, gian lận, lợi khổng lồ, móc túi của dân, tăng chi phí nền kinh tế, đội giá cả dịch vụ, dẩy giá thành hàng hoá
- Đã có những ý kiến cho rằng, công tác thu phí như vậy chưa được kiểm soát đầy đủ. Theo ông vì sao?
- Không phải là chưa, mà là hoàn toàn buông lỏng. Vì mỗi ngày gian lận 600 triệu công khai trong 1 thời gian dài
- Nhầm lẫn, yếu kém và tiêu cực.
- Cũng có ý kiến cho rằng, sự bất bình đẳng bắt đầu ngay từ việc ký kết hợp đồng BOT, mối quan hệ giữa 4 bên: Nhà quản lý – Nhà đầu tư – Nhà tín dụng – người tham gia giao thông. Vậy trong trường hợp này, trách nhiệm của các bên, nhất là cơ quan quản lý đặt ra như thế nào?
- Do tính đặc thù, nên gọi là HĐ, nhưng không hoàn toàn theo nguyên tắc chung là bình đẳng
- Nhà quản lý chịu TN chính trong việc thiết kế chính sách, thiết kế nội dung HĐ & kiểm soát, trong đó qua trọng nhất là mức phí và số tiền thu được trên thực tế.
- Nhà đầu tư bảo đảm chất lượng CT, hiệu quả dự án, trung thực & chấp nhận rủi ro
- Nhà tài trợ vốn, NH, kiểm soát nguồn thu phí để bảo đảm khả năng thu hồi vốn & chịu rủi ro cho vay
- Người sử dụng, tham gia giao thông phải trả phí.
- Trở lại với việc ký kết hợp đồng BOT. Ông đã có lần nêu ý kiến rằng, có lợi cho nhà đầu tư. Tuy vậy, nếu căn cứ theo hợp đồng, thì có điều gì vi phạm hoặc gây bất lợi và cần phải điều chỉnh không?
- Sai từ nguyên lý. Thứ nhất, nếu đã theo nguyên tắc bảo đảm lợi nhuận thực tế cho nhà đầu tư thì, chi phí, nguồn thu phải do NN quyết định và kiểm soát 100%, chứ không phải Nhà đàu tư
- Thứ 2, nếu đã theo nguyên tắc đầu tư, KF lời ăn, lỗ chịu, thì
- Thực tế chẳng theo cái gì. Cứ cái gì bất lợi thì NN và người dân chịu. Ví dụ, thu ít thì tăng mức thu, kéo dài thời hạn tgu. Cái gì có lợi thì Nhà đầu tư. Ví dụ thu được nhiều, thừa, thì vẫn giữ nguyên thời hạn thu.
- Nội bộ các nhà đầu tư BOT đã có những phản ánh khác nhau. Tuy vậy, sau kết quả của Tổng cục đường bộ VN. Đã có những kiến nghị đề xuất về việc là khoán thu? Ông có ý kiến như thế nào?
- Là đúng với bản chất, bảo đảm giảm chi phí, tăng hiệu quả.
- Vấn đề tính đúng thực tế và dự đoán đúng
- Vẫn phải bảo đảm số tiền thu đúng để nộp thuế
- Trong thực tế, không phải nhà đầu tư nào cũng “mặn mà” với dự án BOT và ngành GTVT đã có cuộc “kêu gọi”, “thu hút”, “tạo điều kiện” cho các nhà đầu tư (vì công tác GPMB quá lâu. Ví dụ BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhà đầu tư nước ngoài vào nghiên cứu 3 năm không tham gia). Vậy để thu hút đầu tư BOT tới đây, ông cho rằng, vấn đề pháp lý đặt ra như thế nào?
- Nếu làm đúng, bài bản thì không dễ có lợi. Nhưng nền kinh tế và người dân sẽ lợi. Đàu tư nước ngoài nghiêm túc không mặc cả được thêm quyền lợi trong hợp đồng thì không dễ ăn
- Khoán, ấn định rõ mức phí cả vòng đời dự án, nhà đầu tư tính toán có lợi thì làm
- Nhà đầu tư là đầu tư đúng nghĩa hay cho vay vốn.
—————— Dừng tại đây.
- Đặc biệt là bài toán tài chính, thời gian thu phí, mức thu, trong trường hợp này thì vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý như thế nào?
- Không chỉ bai toán kinh doanh, mà là vấn đề hiệu quả của nền kinh tế, Cơ sở hạ tầng, là điều kiện để phát triển nèn KTXH.
- Là tiền của dân phải, không được sử dụng hạ tầng mà lại phải trả thêm phí giao thông. Nó gần giống như một khoản thuế, phí nữa phải nộp cho nhà nước, nên NN phải bảo đảm thu đúng, tránh lạm thu và thất thoát.
- Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng, để ký kết một hợp đồng BOT, các bên phải nghiên cứu rất kỹ. Nhưng sự bình đẳng trong quan hệ ký kết này không đảm bảo. Điều này dẫn đến người dân bị đặt vào thế buộc phải lựa chọn. Vậy so sánh với các hợp đồng kiểu như vậy ở các nước để thấy rằng cần phải có sự điều chỉnh như thế nào?
- Hoặc là tự
- Quan trọng nhất là không tạo ra thế độc quyền cho nhà đầu tư, cho con đường BOT?
- Cần có 2 sự lựa chọn. Đi đường cũ, đường xấu hơn không mất phí vf đường mới, đường dẹp mất phí. Như vậy, thì phải thu mức hợp lý nhất, chứ không thể tăng cao một cách vô tội vạ như hiện nay
- Kế hoạch tiếp tục thu hút BOT sẽ được ngành GTVT tiếp tục triển khai. Vậy về các chủ thể tham gia, theo ông cần có sự điều chỉnh hay xây dựng theo hướng như thế nào để bảo vệ quyền lợi của các bên? (khắc phục những bất cập, đã bộc lộ trong thời gian qua)
- Kiểm soát phí phí đầu tư thực
- Kiểm soát được thực thu bằng việc áp dụng công nghệ
- Duy trì tuyến song hành, không cấm cầu VT
- Mua lại quyền thu phí
- Giải pháp thu phí tự động không dừng để minh bạch hóa hoạt động thu, nhưng vẫn bị “chậm” áp dụng ở VN. Theo ông vì sao?
- Cần thiết, hơpj lý, minh bạch, chính xác, không còn lợi dụng
- lợi ích nhóm, tiêu cực
- Thưa ông, tôi cũng đã nhận được những phản ánh của một số người bày tỏ sự hài lòng vì việc đường xá đi lại thuận tiện hơn xưa. Nhưng vẫn còn một số ý kiến kêu ca về mức phí BOT. Vậy câu chuyện bản chất là như thế nào? Hay nói cách khác là cái được và chưa được của đầu tư BOT theo quan điểm của ông?
- Người đi, trên xe hài lòng
- Người trả tiền thì không ai hài lòng.
- Cuối cùng, đã có những ý kiến của các chủ đầu tư BOT rằng, thông tin báo chí nhìn nhà đầu tư BOT không thiện cảm. Tuy nhiên, cũng không phủ nhận kết quả là nhà đầu tư đã làm được những con đường tốt. Vậy nói một cách sàng phẳng, thì ông cho rằng, bài học của việc đầu tư BOT thời gian qua và để tiếp tục thu hút BOT thì câu chuyện pháp lý nào quan trọng nhất? (để thu hút đầu tư nước ngoài?)
- Thay đổi cơ bản theo hướng kiẻm soát thực chất để loại trưu, hoặc ít ra là giảm thiểu tình trạng
- Thu lợi bất chính từ tăng chi phí đầu tư
- Thu lợi bất chính từ nhận thầu
- Thu lơhi bất chính từ số tièn thu phí
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức!