1.237. Kiểm soát nhũng nhiễu: Không được chú ý cả ở quy định luật tốt

(TT) – Tiêu chí kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu được coi là lý do của nhiều quy định kém nhưng lại không được chú ý ở các quy định tốt. Trong khi, việc không thiết kế những cơ chế giảm nguy cơ nhũng nhiễu ngay từ khi làm luật đã làm giảm chất lượng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong con mắt cộng đồng kinh doanh.

Các chuyên gia đề nghị, 2 năm nên tổ chức bình chọn các quy định pháp luật và tập trung chọn các quy định tồi nhất vì thiết thực, hiệu quả.

Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo công bố cáo báo tổng hợp cuộc bình chọn quy định pháp luật năm 2016 sáng ngày 28/2.

30 quy định tốt và 30 quy định kém

Cuộc bình chọn được khởi động từ ngày 22/12/2015. Thông qua website, điện thoại, thư điện tử, thư bưu chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận được 9.297 đề cử các quy định từ 1.739 cá nhân, tổ chức.

Sau khi sàng lọc, kết quả có 237 đề cử, trong đó có 114 đề cử quy định tốt và 123 đề cử quy định kém. Trong tổng số các quy định được đề cử thì có 79 quy định nằm ở cấp luật (chiếm 33%), 75 quy định nằm trong các nghị định (chiếm 32%) và 69 quy định nằm ở cấp thông tư (chiếm 29%), còn lại ở các văn bản khác (chiếm 6%).

Tuy nhiên, khi phân loai theo đề cử tốt và kém thì thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm này. Có đến 43% đề cử quy định tốt nằm ở cấp luật, trong khi tỷ lệ này ở các đề cử quy định kém chỉ là 24%.

Ngược lại, ở cấp nghị định và thông tư thì tỷ lệ quy định được đề cử kém cao hơn, lên đến 70% so với mức 50% quy định được đề cử tốt.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, cuộc bình chọn các quy định pháp luật xứng đáng là Giải “Oscar” cho các bộ, ban, ngành.

“Theo cảm nhận chung của cộng đồng, chất lượng văn bản pháp luật ở cấp nghị định và thông tư có xu hướng xem hơn so với văn bản ở cấp luật. Quan sát này có thể là một minh chứng cho nhận định “quy trình quyết định chất lượng” trong việc làm luật”, VCCI thông tin.

Trên cơ sở danh sách, Hội đồng Chuyên gia đã bình chọn 30 quy định tốt và 30 quy đinh kém.

Luật sư Trương Thanh Đức, thành viên Hội đồng Chuyên gia nhận định, cuộc bình chọn là một cú “tấn công” vào các quy định pháp luật nhiều rối rắm, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hiện nay của Việt Nam.

“Một việc nhỏ nhưng sẽ có tác động lớn đến tất cả người soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản pháp luật. Người ta sẽ phản cân nhắc kỹ lưỡng hơn, suy nghĩ chín chắn hơn, thể hiện thận trọng hơn”, ông Đức nói.

Trong tổng số 30 quy định kém thì đến nay đã có 5 quy định đã được các bộ, ngành chủ động điều chỉnh, sửa đổi. 13 quy định đang được các bộ, ngành đưa vào chương trình xây dựng pháp luật đề sửa đổi trong thời gian tới.

“Điều này cho thấy, những tác động rất tích cực của cuộc bình chọn cũng như sự cầu thị và tiếp thu của các cơ quan nhà nước có liên quan”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

“Quản lý bằng cách rẻ nhất và ít rủi ro nhất”

Từ cuộc bình chọn, các chuyên gia được ra một số gợi ý trong quá trình xây dựng pháp luật để có quy định tốt.

Đó là sự cần thiết, tính hợp lý, tính thống nhất, tính khả thi, tính minh bạch, chi phí tuân thủ, quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu, thời điểm ban hành.

Đáng chú ý, theo báo cáo, tiêu chí kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu được coi là lý do của nhiều quy định kém nhưng lại không được chú ý ở các quy định tốt.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, cần lấp đầy các kẻ hở có thể bị người thực thi lợi dụng dể mưa lợi cá nhân.

Thực tế, nếu cán bộ thực thi công vụ hoàn toàn trong sạch, liêm chính, luôn đặt lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia lên trên hết thì dù pháp luật có kẽ hở thì cũng không phát sinh nhũng nhiếu, tiêu cực. Nhưng không phải lúc nào điều này cũng diễn ra.

Rõ ràng, nguy cơ nhũng nhiễu tiềm ẩn ngay trong các quy định pháp luật là một thực trạng mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Việc không thiết kế những cơ chế giảm nguy cơ nhũng nhiễu ngay từ khi làm luật đã làm giảm chất lượng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong con mắt cộng đồng kinh doanh.

“Trong vai trò của nhà làm luật thì cần thiết kế các quy định sao cho giảm thiểu tối đa các nguy cơ nhũng nhiễu của cán bộ thực thi”, các chuyên gia nhận định.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, điều này cần được thể hiện qua việc phân định rõ ràng về thẩm quyền, xác định rõ quyền và nghĩa vụ, trình tự thủ tục, tiên liệu trước và lấp đầy các kẽ hở có thể bị người thực thi lợi dụng dể mưu lợi cá nhân.

Theo đó, cần quy định theo chuẩn mực của một thủ tục hành chính như không yêu cầu thêm hồ sơ ngoài quy định, chỉ được yêu cầu bổ sung hồ sơ một lần; quy định có sự xung đột lợi ích hay mang tính “im lặng là đồng ý” như sau 5 ngày mà cơ quan thuế không trả lời thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in.

Ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cũng lưu ý đến tính hiệu lực, hiệu quả.

Theo ông, lỗi thường gặp cho các nhà lập pháp là chỉ quan tâm đến tính hiệu lực mà quên mất tính hiếu quả. Nói cách khác, đó là tư duy “quản lý bằng mọi giá”. Tư quy này phải thay đổi bằng “quản lý bằng cách rẻ nhất và ít rủi ro nhất” cho xã hội.

“Chuẩn mực quy định tốt là phải giúp giải quyết được vấn đề cần phải giải quyết; tạo ra lợi ích cho xã hội lớn hơn chi phí của việc thực thi và tuân thủ quy định đó”, ông Hiếu nêu.

18/30 quy định kém đã và đang được điều chinh sửa đổi

5 quy định kém đã được điều chỉnh gồm: Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; chỉ tiêu nước thải ngành chăn nuôi; tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm cá tra xuất khẩu; đặt tên doanh nghiệp trùng với tên doanh nhân; bình chữa cháy trên xe ô tô.

13/30 quy định kém đang được điều chỉnh gồm: Thời gian làm thêm giời; kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp; điều kiện thiết lập mạng xã hội; số lượng ô tô tối thiểu kinh doanh vận tải; điều kiện nhập khẩu ô tô; nhân viên pháp chế đại lý vận tải biển; tỷ lệ học sinh trong cơ sở giáo dục nước ngoài; quản lý máy photocopy màu; trách nhiệm ghi chép thông tin của cơ sở in; điều kiện người đứng đầu cơ sở in; cấp phép nhập khẩu máy móc gia công sau in; thiết bị bảo hộ trong cộng đồng lao động; hạn chế hợp tác giữa các cơ sở in.

Điểm danh các quy định tốt

Quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”, bỏ chương Hợp đồng bảo hiểm dân sự trong Bộ luật Dân sự 2015 được đánh giá là quy định tốt, giải quyết được các vấn đề bức xúc, khó khăn đang tồn tại.

Tương tự, các quy định “doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật” trong Luật Doanh nghiệp, “nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm” trong Luật Đất đai, quy định Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện… cũng được đề cử tốt.

Những quy định tốt khác được doanh nghiệp đề cử là bỏ Tội kinh doanh trải phép, bỏ thủ tục đăng ký hoặc cấp phép đầu tư với nhà đầu tư trong nước, bỏ quy định phải mau bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản, bỏ quy định cấm một cá nhân đồng thời làm Giám đốc nhiều công ty, bỏ quy định hạn chế tối đa 20 chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty bảo hiểm…

Thảo Nguyên

—————————–

Thanh tra (Trong nước) 28-02-2017:

http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham-nhung/trong-nuoc/kiem-soat-nhung-nhieu-khong-duoc-chu-y-ca-o-quy-dinh-luat-tot_t114c1080n115681

(89/1573)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.910. Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh"...

Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh" với vàng? (CAND) - Dù liên...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,041