1.253. Luật sư nói gì về vụ việc 9 tỷ đồng biến mất

(Today) – ‘Chứng chỉ bảo lãnh’ mà nguyên trưởng phòng giao dịch số 14, NCB thông báo để chào mức lãi suất cao cho khách hàng Nguyễn Bạch Mai đã khiến luật sư vô cùng ngạc nhiên.

Theo đó, trao đổi với Zing , luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, rất ngạc nhiên với sản phẩm có tên ‘chứng chỉ bảo lãnh’ mà nguyên trưởng PGD 14, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) thông báo để chào mức lãi suất 13%/năm cho khách hàng Nguyễn Bạch Mai. 

Theo ông, thông thường các ngân hàng (NH) sẽ không cần gửi đăng ký hay thông báo khi triển khai các gói gửi tiết kiệm hay sản phẩm tiết kiệm lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, liên quan đến phát hành chứng chỉ, trái phiếu, ngân hàng cần có xin phép. Trong trường hợp này, ông cho rằng ‘chứng chỉ bảo lãnh’ là không có thật.

‘Bảo lãnh bản chất là một kiểu cấp tính dụng, khác hẳn với hình thức huy động như dạng tiết kiệm’, ông trao đổi thêm.

Sản phẩm mang tên ‘chứng chỉ bảo lãnh’ gây bất ngờ đối với giới chuyên gia tài chính, luật sư. Ảnh minh hoạ

Về nguyên tắc, NH sai điểm nào, NH sẽ phải chịu trách nhiệm. Trường hợp này, nếu 2 bên không phân định hay thoả thuận được thì buộc cơ quan điều tra, toà án phải vào cuộc. Tuy nhiên, quy trình này thường mất nhiều thời gian. Do đó, trước mắt, các cơ quan chức năng liên quan có nhiệm vụ đảm bảo an toàn hệ thống tiền tệ, tín dụng cần nhanh chóng vào cuộc yêu cầu làm rõ. Điều này, sẽ phần nào giúp ổn định được niềm tin, tránh khủng hoảng hệ thống.

Cũng theo Zing , đánh giá về những vụ việc khách hàng liên tục ‘tố’ tài khoản ‘bốc hơi’ xuất hiện trong thời gian qua, luật sư cho rằng các sự cố này báo động rất nhiều vấn đề. Mỗi vụ việc có đặc điểm khác nhau, nhưng đều sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của NH, niềm tin của dân chúng. 

Trường hợp này nguy hiểm hơn 1 vụ mất trộm 9 tỷ thông thường rất nhiều. Các cơ quan liên quan cần trả lời sớm, khởi tố hay không cũng cần nói rõ, cần giải quyết nhanh để tránh tâm lý hoang mang, ông nói.

Trrươc đó, trong đơn tố cáo gửi tới Thanh Niên , bà Nguyễn Bạch Mai (Cầu Giấy, HN) cho biết, từ năm 2012 đến 6/1/2016 đã gửi vào NCB chi nhánh Hà Nội, PGD số 14 (Trần Khát Chân, HN) tổng số tiền cả gốc lẫn lãi hơn 8,7 tỉ đồng. Ban đầu số tiền được gửi tiết kiệm, nhưng sau đó được bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng PGD số 14 tư vấn, nên bà Mai đã chuyển sang bảo lãnh ngân hàng với lãi suất 13%/năm dành cho các khách VIP.

Bà Mai đã ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm và chuyển sang dạng Chứng từ của ngân hàng. Hàng tháng PGD 14 đều chuyển cho bà bảng kê tiền gửi và tính lãi hàng tháng của NCB có chữ ký của Trưởng PGD và đóng dấu đỏ của NH.

Đến tháng 1/2017, bà Mai đến PGD 14 rút tiền thì được thông báo toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Trong khi, bà khẳng định, từ khi gửi tiền bà chưa rút, cũng không nhận 1 đồng lãi. Theo bà Mai, bà chỉ 2 lần lên NH đổi tiền và không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền cũng như ký vào giấy tờ gì. Thế nhưng 8,7 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi đã không cánh mà bay vô cùng khó hiểu.

Đỗ Thu Thoan (t.h)

——————————-

Today (Đời sống) 28-3-2017:

http://thoibao.today/paper/luat-su-noi-gi-ve-vu-viec-9-ty-dong-bien-mat-1849364

(310/666)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.910. Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh"...

Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh" với vàng? (CAND) - Dù liên...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,042