1.255. Hỗ trợ xử lý nợ xấu, chờ luật đặc biệt

(ĐĐK) – Dự thảo Luật Tái cơ cấu và hỗ trợ xử lý nợ xấu dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét và thông qua trong kỳ họp tháng 5 tới. Như vậy, kỳ vọng cơ chế đặc biệt để xử lý nợ xấu đã dần thành hiện thực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ xem xét, quyết định đặt TCTD vào diện kiểm soát đặc biệt nếu TCTD bị rơi vào một trong những tình trạng: Mất khả năng thanh toán; có nguy cơ mất khả năng chi trả; có nguy cơ mất khả năng thanh toán, bao gồm cả trường hợp nợ không có khả năng thu hồi, mô hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro hoặc hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc vi phạm pháp luật…

Để đảm bảo việc xem xét lựa chọn phương án xử lý phù hợp với thực trạng của từng tổ chức tín dụng, dự thảo Luật bổ sung quy định về đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng yếu kém, trong đó bao gồm nội dung về đối tượng thực hiện, cách thức đánh giá, thời hạn đánh giá phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng yếu kém. Đồng thời, cũng quy định cụ thể về việc xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng yếu kém.

Ngoài ra, hiện chưa có quy định cụ thể về xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện phương án xử lý pháp nhân cho tổ chức tín dụng yếu kém. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của việc xử lý pháp nhân đối với tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm xây dựng, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án xử lý pháp nhân.

Tính đến 31-12-2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 2,46%. Nợ xấu vẫn đang là một nguy cơ lớn của nền kinh tế.  Nếu không có một đạo luật hay một số điều luật đặc biệt để xử lý, thì sẽ có nguy cơ kéo dài số năm giải quyết lên trên 1 con số. Theo chuyên gia kinh tế Trương Thanh Đức, nếu cứ đổ hết lỗi cho ngân hàng gây ra nợ xấu, xử lý hình sự tràn lan nợ xấu, từ chối sửa luật để xử lý nợ xấu, để ngân hàng “đơn thương độc mã” xử lý nợ xấu… thì  nợ xấu vẫn khó giảm.

Tại cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia vừa diễn ra vào cuối tuần qua, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2017 được nhắc lại là tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Còn yêu cầu của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, năm 2017, các ngân hàng phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu từng quý trong năm 2017 và thường xuyên báo cáo NHNN.

Riêng với công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), một trong những cánh tay phải trợ lực để xử lý nợ xấu phải rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp.

Nhiều chuyên gia kỳ vọng hy vọng lớn nhất của các ngân hàng trong xử lý nợ xấu là tháng 5/2017 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội luật mới hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Vì khi có hành lang pháp lý cụ thể, các ngân hàng tham gia hỗ trợ, tái cơ cấu hệ thống.

Phía NHNN chia sẻ, Luật Hỗ trợ xử lý nợ xấu sẽ giải quyết các vướng mắc trong xử lý nợ xấu hiện nay, đặc biệt là các vướng mắc về thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo nhằm bảo vệ quyền lợi người cho vay. NHNN cũng đã có văn bản gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về những tồn tại, vướng mắc trong xử lý nợ xấu hiện nay để các đơn vị phối hợp, có hướng xử lý thống nhất.

H.Hương

——————————

Đại đoàn kết (Kinh tế) 03-4-2017

http://m.daidoanket.vn/tin-tuc/kinh-te/ho-tro-xu-ly-no-xau-cho-luat-dac-biet-362291?view=mobile

(117/806)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,780