1.286. Khi xảy ra tranh chấp.. cư dân nên làm gì, gặp ai để đòi quyền lợi?

(TTT) – Trước những câu hỏi của độc giả về việc khi có tranh chấp xảy ra tại những dự án chưa bàn giao, quyền lợi của cư dân được bảo vệ như thế nào? Khi gặp trường hợp xảy ra tranh chấp, cư dân nên làm gì? Nên kiện ai, tìm kênh nào để bảo vệ mình? Luật sư Trương Thanh Đức Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng hiện nay Luật nhờ ở vẫn chưa có những chế tài cụ thể bảo vệ người mua nhà.

“Bản thân nhà ở liên quan đến dân chúng, an sinh xã hội thế nhưng cơ chế của Nhà nước chưa được chặt chẽ, nhiều CĐT không có uy tín vẫn được cấp phép xây dựng dẫn đến nhiều khách hàng phải chịu hậu quả”, ông Đức nhấn mạnh.

Cũng theo Luật sư Trương Thanh Đức, không có gì ràng buộc khi xảy ra tranh chấp, người dân thường chỉ gây sức ép bằng báo chí, căng băng rôn khẩu hiệu làm chủ đầu tư sốt ruột, đẩy nhanh tiến độ. Có cư dân còn dọa kiện chủ đầu tư đi tù, cầm tiền mà xây chưa đâu vào đâu nhưng cơ quan công an không khởi tố. Trường hợp này tốt nhất nên đề nghị thanh lý, tự bán cắt lỗ được đồng nào hay đồng ấy.

“Theo tôi, Luật Nhà ở cần xem xét, bảo vệ người dân từ quá trình mua đến lúc ở”, ông Đức cho biết.

Nói về tình hình tranh chấp chung cư đang bùng nổ thời gian gần đây, ông Trương Thanh Đức cũng khẳng định: “Đây không phải là vấn đề pháp lý mà là vấn đề xử lý tình huống. Vấn đề bán nhà cả chủ đầu tư và cư dân đều quan tâm, có thể bên này là lợi thế, bên kia là yếu thế”

Trường hợp 1: Nếu chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ, cư dân hoàn toàn có thể cân nhắc đặt thẳng vấn đề với chủ đầu tư, mặc cả với nhau, ai mất nhiều, ai mất ít, chẳng hạn bỏ ra vài tỷ bảo trì để bán ra có lợi hơn.

Trường hợp 2 là trường hợp bất lợi cho cư dân khi dự án bán hết rồi, hoặc còn vài căn, cư dân cần đấu tranh hết sức cân nhắc. Càng mâu thuẫn lớn, giá có thể xuống, môi trường ảnh hưởng. Không thể nói dừng hay tiếp tục mà tùy từng trường hợp. Nếu giấu thông tin đi, nếu các tiện ích và quyền lợi sẽ bị thiệt thòi.

“Nói chung, một khi đã có mâu thuẫn thì sẽ có chuyện thiệt hại và chấp nhận thua thiệt”, ông Đức nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Đức, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà (VBMA) cũng cho biết: “Chúng ta cũng không phủ nhận sự ảnh hưởng của những vấn đề chung cư đến giá trị căn hộ sau khi bàn giao. Người mua nhà cũng ngần ngại mua những dự án đang có tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư”.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp sự ảnh hưởng này cũng là ít, không phải cứ có tranh chấp là dự án giảm giá. Giá trị căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, chất lượng xây dựng nhà ở. Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết ở các tòa chung cư, cư dân vẫn rất quyết liệt trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, cũng không vì sợ dự án giảm giá mà giảm đi phần đấu tranh đòi quyền lợi.

Trước vấn đề tranh chấp chung cư ngày càng nóng, ông Nguyễn Bích Sơn – Giám đốc khối phát triển kinh doanh – Công ty CP Khai thác & Quản lý tòa nhà PMC cho biết vai trò của Ban quản lý tòa nhà là rất quan trọng.

“Khi có tranh chấp xảy ra đối với những dự án đã được bàn giao nhà, vai trò của công ty quản lý lúc này rất trung lập, chỉ có thể đảm bảo an toàn, hoàn thành các dịch vụ, giúp cả cư dân và chủ đầu tư bù đắp những gì đã mất trong quá trình tranh chấp, mất mát. Ban quản lý không thể thiên về bên này để chỉ trích bên kia được”, ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, ở các nước khác cũng có những vấn đề phát sinh giữa cư dân và chủ đầu tư nhưng họ giải quyết tốt hơn: “Có một số quốc gia giống chúng ta tương đối về văn hóa chung cư: Singapore, Hong Kong. Chúng tôi thấy Hong Kong có những điều tương đồng với chung ta, dựa trên hệ thống Common Law của Anh. Văn hóa của họ tương đồng về thờ cúng, ăn uống và hệ thống luật pháp hoàn thiện hơn.

Ở Hong Kong, mỗi tòa chung cư hoạt động như 1 công ty với các chức năng để tham gia như 1 hội đồng, có các tổ chức hỗ trợ về chuyên môn, công bố thông tin trên ủy ban và cần thông tin gì thì giải pháp cho tất cả các bên là công khai, minh bạch. Sợi chỉ kết nối duy nhất là công khai, minh bạch. Chính vì vậy mà những tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư cũng hạn chế hơn”, ông Sơn cho hay.

Theo Thanh Ngà

—————————-

Trí thức trẻ (Kinh tế đầu tư) 25-4-2017:

http://www.kinhte.today/kinh-te-dau-tu/thi-truong/khi-xay-ra-tranh-chap-cu-dan-nen-lam-gi-gap-ai-de-doi-quyen-loi-158021.html

(402/943)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,784