1.299. Dự thảo Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa: Luật chưa ra đã lo ngay ngáy?

(LĐ) – Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bản góp ý dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – một dự án luật đang gây lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp về tính hiệu quả và khả thi của dự luật này, nếu được thông qua.

Ảnh PV

Lấy tiền ở đâu?

Mặc dù dự thảo luật này đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, nhưng nội dung của dự thảo luật chưa thể hiện được như kỳ vọng. Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo luật giống như nghị quyết, chỉ định hướng, xác định các nguyên tắc, tên gọi của các giải pháp hỗ trợ mà chưa xác định rõ chủ thể hỗ trợ, đối tượng nhận hỗ trợ, nội dung hỗ trợ hay cách thức vận hành, một số biện pháp hỗ trợ không có bất kỳ dự liệu gì về cơ chế hỗ trợ cũng như hệ quả tương ứng.

Điển hình nhất về các biện pháp hỗ trợ chỉ có tên gọi chính là quy định về biện pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng (điều 8). Ngoài việc nêu tên biện pháp, điều 8 không chỉ ra được biện pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng này thực chất là biện pháp gì, chưa nói tới chuyện các biện pháp đó sẽ vận hành như thế nào, nguồn từ đâu, cho đối tượng nào…

Chẳng hạn khoản 3 điều này quy định: quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổ chức tài chính, thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng… mà không có quy định nào về tính chất pháp lý của tổ chức này (có phải tổ chức tài chính nằm trong phạm vi áp dụng của Luật Các tổ chức tín dụng không? Nếu không thì nằm ở đâu? Nếu có thì tổ chức này là tư nhân hay Nhà nước? Nếu kinh doanh thì việc bảo lãnh thua lỗ ai chịu trách nhiệm? Tiền dùng để bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước lấy từ đâu? doanh nghiệp nào sẽ được hưởng bảo lãnh?…

Cơ chế hỗ trợ không rõ ràng

VCCI cũng chỉ ra một số biện pháp hỗ trợ không có bất kỳ dự liệu gì về cơ chế hỗ trợ cũng như hiệu quả tương ứng mà rõ nét nhất là quy định về biện pháp hỗ trợ thuế. Một loạt các vấn đề cốt lõi về cơ chế hỗ trợ không được dự thảo đề cập: Mức thuế suất thấp hơn là thấp hơn bao nhiêu? Một mức thấp hơn hay nhiều mức thấp hơn khác nhau? Đối tượng được hưởng phải đáp ứng các điều kiện nào hay cứ là DNNVV là được hưởng?…

Ngay như chính sách thuế khoán theo quy định của dự thảo luật cũng cần phải nghiên cứu thay đổi. Nếu tiếp tục áp dụng chính sách thuế khoán sẽ khiến doanh nghiệp có tâm lý ỷ lại, lợi dụng chính sách. Luật sư Trương Thanh Đức, Giá đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, nếu tiếp tục áp dụng chính sách thuế khoán mà không có sự thay đổi, điều chỉnh có thể dẫn tới tâm lý ỷ lại trong các DNNVV. Đồng thời sẽ tạo nên tình trạng bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn. Điều quan trọng, có thể gây nên những xung đột lợi ích và những hành động cạnh tranh thiếu lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Tương tự với các quy định về biện pháp hỗ trợ nguồn nhân lực (Điều 14 Dự thảo) khi mà dự thảo đề cập rất nhiều hình thức hỗ trợ đào tạo và không có giới hạn về đối tượng DNNVV được phép tiếp cận hỗ trợ, dự kiến chi phí hỗ trợ này sẽ là rất lớn. Vậy nguồn lực để Nhà nước thực hiện các hỗ trợ này đã được tính đến chưa?

Bên cạnh 2 nhóm bất cập chính nêu trên, trong nhiều điều khoản của dự thảo còn có một số biện pháp hỗ trợ có nội dung bất cập, ví dụ nhầm đối tượng hỗ trợ (hỗ trợ chủ thể trung gian mà không có ràng buộc về việc sau đó họ sẽ hỗ trợ cho DNNVV (Điều 10, 11), hạn chế bất hợp lý các hình thức, kênh, chủ thể hỗ trợ (Điều 13)…

Rõ ràng với dự thảo hiện tại, các biện pháp hỗ trợ DNNVV được cộng đồng doanh nghiệp trông chờ thực chất mới chỉ dừng lại ở việc nêu tên biện pháp là chủ yếu, thiếu hoàn toàn các nguyên tắc về tiêu chí, điều kiện hay mô hình vận hành. Điều này không chỉ khiến luật thành luật khung, luật ống, mà còn khiến Chính phủ không có định hướng, căn cứ cụ thể để ban hành các văn bản hướng dẫn. Kỳ vọng của DNNVV về các biện pháp hỗ trợ hiệu quả, khả thi từ luật này có lẽ càng khó hiện thực.

THU TRANG

——————————-

Lao động (Doanh nghiệp – Doanh nhân) 04-5-2017:

http://laodong.com.vn/kinh-te/du-thao-luat-doanh-nghiep-nho-va-vua-luat-chua-ra-da-lo-ngay-ngay-661263.bld

(87/887)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.428. Lãi từ đầu tư bất động sản chịu thuế...

Lãi từ đầu tư bất động sản chịu thuế sao cho hợp lý? BĐT) - Nghiên...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,800