1.301. Tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn của người Việt ở mức dưới trung bình thế giới?

(PL&XH) – “Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe và chưa có vụ ngộ độc nào có nguyên nhân do sử dụng bia hoặc rượu có nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm”

Hôm nay (9-5), Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam tổ chức tọa đàm về đề xuất xây dựng dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam cho rằng, bia, rượu là một trong những đồ uống lâu đời tồn tại phổ biến mà loài người tạo ra và đã trở thành nét văn hóa của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Mức bình quân sử dụng đồ uống có cồn theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 thì Việt Nam sử dụng các đồ uống có cồn tính theo độ cồn tuyệt đối trên đầu người từ 15 tuổi trở lên là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 các nước thành viên WHO, thứ 11 ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ở mức dưới trung bình của các nước trên toàn thế giới.

Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, chỉ lạm dụng rượu bia mới có tác hại với sức khỏe

“Một số ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia sử dụng rượu bia đứng hàng đầu Đông Nam Á và thế giới là không chính xác” – Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam khẳng định trong kiến nghị gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Nếu sử dung rượu, bia phù hợp với khuyến cáo của bác sỹ thì bản thân rượu, bia không có hại cho sức khỏe mà ngược lại. “Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe và chưa có vụ ngộ độc nào có nguyên nhân do sử dụng bia hoặc rượu có nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm”, ông Việt nói.

Hiện tại, các đề xuất trong dự thảo Luật mới nhất không tập trung vào các yếu tố dẫn đến việc lạm dụng đồ uống có cồn, mà chỉ tập trung các chính sách nhằm hạn chế nguồn cung và hạn chế nhu cầu sử dụng rượu bia.

Việc hạn chế nguồn cung sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng vấn nạn nhập lậu, hàng nhái, hàng giả và Nhà nước sẽ phải chi ra một nguồn kinh phí không nhỏ để phòng chống vấn nạn này.

“Nguy hiểm hơn, nếu sản xuất trong nước không đáp ứng nhu cầu và vấn nạn nhập lậu, hàng nhái, hàng giả gia tăng sẽ dẫn đến sản xuất trong nước bị đình trệ, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước”, ông Việt nói.

Tình trạng rượu trôi nổi, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu dân tự nấu không kiểm soát được là nguyên nhân liên quan đến các vụ ngộ độc, không thu được các loại thuế, phí nhưng dự thảo vẫn chưa đưa ra được các biện pháp giải quyết khả thi.

Tọa đàm đề xuất xây dựng Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia

Ông Nguyễn Tiến Vị, Phó Chủ tịch Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam khẳng định: “Nói sử dụng rượu bia là có hại là không chính xác, mà phải lạm dụng rượu bia mới gây hại. Ví dụ người trên 60 tuổi, nếu sử dụng quá 14 đơn vị rượu/tuần, với người dưới 60 tuổi nếu quá 21 đơn vị rượu/tuần thì mới ảnh hưởng sức khỏe (1 đơn vị rượu tương đương 1 cốc bia 330ml, 1 ly rượu vang 80ml, 1 cuốc rượn nặng 30ml).

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Cty luật ANVI cho rằng nếu việc sử dụng không quá mức, không gắn với người bị bệnh tật, hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông… thì không có hại.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có đến 85 văn bản có các quy định liên quan đến quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia. Trong đó, 24 văn bản về quản lý kinh doanh, 5 văn bản về quảng cáo, 22 văn bản về kiểm soát sử dụng rượu bia, 25 văn bản quy định liên quan đến giảm nhu cầu sử dụng, tác hại lạm dụng rượu bia. “Số văn bản này nhiều chỉ sau lĩnh vực quản lý đất đai”, ông Vị cho hay.

Hiệp hội bia rượu nước giải khát cho rằng các văn bản hiện hành đã có quy định kiểm soát nguồn cung, lạm dụng đồ uống có cồn. Vì vậy,  chỉ cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện thật nghiêm túc những quy định đã có và cần thiết thì điều chỉnh, bổ sung một số quy định là đã hoàn toàn kiểm soát tốt hoạt động kiểm soát, kinh doanh rượu, bia, mà không cần phải ban hành một đạo luật mới.

Còn trong trường hợp dự luật vẫn được xem xét, ban hành thì cần sử dụng tên Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, thay cho tên Luật phòng chống tác hại của rượu, bia.

Phương Thảo / PL&XH

———–

Pháp luật & Xã hội (Xã hội) 09-5-2017:

http://phapluatxahoi.vn/xa-hoi/ty-le-su-dung-do-uong-co-con-cua-nguoi-viet-o-muc-duoi-trung-binh-the-gioi-139113

(37/944)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

428. Bình luận về việc thắt chặt điều kiện...

Bình luận về việc thắt chặt điều kiện phát hành và mua Trái phiếu doanh...

Phỏng vấn 

4.377. Thương mại điện tử bước vào cuộc chiến...

Thương mại điện tử bước vào cuộc chiến mới (*): Ứng phó cơn...

Trích dẫn 

3.890. Quy định sàn thương mại điện tử nộp...

Quy định sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán: Thêm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 228,235