1.308. Quản lý bằng tiêu chuẩn

(ĐBND) – Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia và nước giải khát.

Do rượu bia, hay do lạm dụng?

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật là một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Điều 1 dự thảo quy định “Luật này quy định về các biện pháp phòng, chống tác hại của bia, rượu”. Không ít ý kiến cho rằng, việc sử dụng thuật ngữ này sẽ dẫn đến cách hiểu “rượu, bia chỉ có hại”. Thực tế đã cho thấy, chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra những tác hại đối với sức khỏe, cũng như KT -XH. Ở hầu hết các văn bản liên quan (85 văn bản theo thống kê của Bộ Y tế), trong đó có Quyết định số 244/TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 xác định: “lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác là việc sử dụng với mức độ, liều lượng và đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện những dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe”.

Tọa đàm góp ý về xây dựng Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia Nguồn: nhandan.com.vn

Bình luận về hồ sơ đề xuất xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, cơ quan đề xuất đã nhìn nhận bia, rượu độc hại không khác gì thuốc lá, ma túy. Trong khi đó, bia, rượu là một trong những đồ uống lâu đời tồn tại phổ biến và đã trở thành nét văn hóa của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sản xuất bia, rượu là ngành có nhiều đóng góp cho phát triển KT – XH, giải quyết nhiều việc việc làm cho lao động… Theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, tổng thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong toàn ngành năm 2016 đạt trên 48 nghìn tỷ đồng.

Giám đốc Ngoại vụ Henneken, Mathew Wilson nêu thực tế, cho đến nay các chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong các vấn đề như can thiệp sớm, đúng mục tiêu, đặc biệt đối với những nhóm người có nguy cơ lạm dụng; giảm việc buôn lậu và đồ uống có cồn trái phép. Chính vì thế, dự thảo nên tập trung vào những hành vi/yếu tố dẫn đến việc lạm dụng đồ uống có cồn; đồng thời có sự đánh giá chính sách một cách chính xác, nhất là từ góc độ KT – XH.  Bởi, khi giảm nguồn cung và hạn chế nhu cầu sử dụng sẽ dẫn đến dôi dư một số lượng lao động. Đây là vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng trong tác động chính sách.

Hở về tiêu chuẩn, kỹ thuật

Cho đến thời điểm này, số lượng các văn bản liên quan đến sản xuất và kinh doanh bia, rượu chỉ đứng sau lĩnh vực đất đai, song liệu nó đã đi vào cuộc sống? Tình trạng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn lan, các địa phương không thể quản lý được rượu tự nấu và ngộ độc rượu đang trở thành nỗi ảm ảnh. Ở góc độ khoa học, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, Gs.Ts. Phan Thị Kim nêu thực tế, từ trước đến nay hiếm ca ngộ độc nào xảy ra do sử dụng rượu chuẩn, mà chủ yếu do cồn công nghiệp. Văn bản quy phạm pháp luật thì nhiều nhưng những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đủ. Chúng ta đang có kẽ hở về tiêu chuẩn kỹ thuật các loại bia, rượu, phải sàng lọc ngay những sản phẩm không có nguồn gốc. Từ cách tiếp cận này, GS.TS. Kim đề xuất không nên sử dụng thuật ngữ tác hại, mà nên quản lý theo hướng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nhìn từ thực tiễn tổ chức triển khai các văn bản quy phạm liên quan đến lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bia, rượu, đại diện Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát Việt Nam nêu quan điểm, nếu chỉ nhìn vào chính sách quản lý rượu thủ công được đề cập tại dự thảo thì thấy cơ quan soạn thảo chưa đưa ra được chính sách, giải pháp mới. Bởi báo cáo đánh giá tác động chưa đi từ những kết quả triển khai, những vấn đề chưa làm được, chưa chỉ rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng ngộ độc, chưa chỉ rõ được những bất cập trong việc cấp phép, đăng ký rượu thủ công. Đặc biệt là trách nhiệm thuộc về ai khi chưa có đủ quy chuẩn kỹ thuật cho tất cả các loại rượu trên thị trường.

Phạm Hải

———–

Đại biểu nhân dân (Pháp luật & Đời sồng) 13-5-2017:

http://m.daibieunhandan.vn/Chi-tiet?Id=390082

 (105/889)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,455