1.321. Xử lý nợ xấu: Quyền thu giữ tài sản có xâm phạm quyền sở hữu TSBĐ hay không?

(VNB) – Ông Trương Thanh Đức khẳng định việc áp dụng quyền thu giữ TSBĐ của TCTD hoàn toàn không xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản. Đây là hậu quả pháp lý xảy ra khi bên vay không trả được nợ cho TCTD và được quy định rõ trong thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng thế chấp.

“Quyền thu giữ tài sản không xâm phạm quyền sở hữu TSBĐ” – Luật sư Trương Thanh Đức.

Trong hội thảo “Xử lý nợ xấu – Từ góc độ chính sách và pháp luật” diễn ra chiều 23/5, Ông Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho rằng vướng mắc lớn nhất của xử lý nợ xấu là xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), vướng mắc nhất của xử lý TSBĐ là vấn đề thế chấp. Trong thế chấp thì liên quan nhiều nhất đến vấn đề xử lý quyền sử dụng đất, nhà ở.

Đứng trên góc độ pháp lý, ông khẳng định việc áp dụng quyền thu giữ TSBĐ hoàn toàn không xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản. Quyền sở hữu tài sản sẽ bị vi phạm khi tự dưng bị thu giữ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp tài sản đã được mang thế chấp ngân hàng thì tương đương với việc chuyển quyền định đoạt tài sản cho bên nhận thế chấp. Khi bên vay không trả được nợ thì việc TSBĐ bị phát mại là đương nhiên.

Đứng trên góc độ chủ nợ thì việc đảm bảo quyền lợi trong trường hợp này là trọn vẹn, còn đối với “con nợ” thì quyền sở hữu tài sản không tự dưng bị mất đi. Bởi vì, khi chấp nhận thế chấp TSBĐ cho ngân hàng thì quyền của chủ sở hữu TSBĐ đã bị hạn chế một cách tối đa việc không được chuyển nhượng, tặng cho,… Nội dung trong hợp đồng thế chấp cũng ghi rõ quyền lợi của TCTD nếu bên vay vi phạm hợp đồng. Do vậy, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện đúng thoả thuận là điều mà bên thế chấp phải chấp nhận.

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết thêm nếu bán TSBĐ mà người sở hữu không có chỗ ở ổn định thì ngân hàng phải hỗ trợ tiền thuê nhà tối thiểu trong 12 tháng với mức giá trung bình của thị trường.

Trong Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận bảo đảm nhưng cũng quy định rõ trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Ông Đức cho rằng, đây chính là chi tiết gợi mở đến việc xây dựng quy định để áp dụng cho trường hợp này.

Việc thu giữ TSBĐ trên thực tế là không dễ dàng và chính các TCTD cũng không mong muốn trường hợp này xảy ra.

Để thực hiện được việc thu giữ này theo ông cần phải thoả mãn 7 điều kiện sau: (1) phải có thoả thuận trong hợp đồng; (2) hợp đồng phải được công chứng; (3) hợp đồng phải được đăng ký tại cơ quan tài nguyên môi trường; (4) phải có trình tự rõ ràng, được niêm yết công khai minh bạch; (5)có sự tham gia của cơ quan chính quyền; (6) phải thông qua đấu giá tài sản; (7) trong trường hợp người sở hữu có phản ứng quyết liệt thì giải quyết vụ việc tại toà án.

Diệp Bình

———–

Vietnam Biz 24-5-2017

http://vietnambiz.vn/xu-ly-no-xau-quyen-thu-giu-tai-san-co-xam-pham-quyen-so-huu-tsbd-hay-khong-22062.html

(624)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,842