(VTV1) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn phóng viên Huy Hoàng ngày 08-09-2016 phát trên VTV1 Tài chính kinh doanh tối cùng ngày .
Từ 5’20 đến 11’31 về việc có hay không lỗ hổng bảo mật ngân hàng. Rủi ro tư các vụ mất tiền từ tài khoản qua giao dịch trực tuyến. Khách hàng vụ mất 4 tỷ đồng trong vụ tấn công giao dịch truyền thống.
Trong đó có đoạn Luật sư Trương Thanh Đức trả lời phòng vấn của của PV Huy Hoàng về vụ Khách hàng mất 4 tỷ đồng tại SCB phút thứ 10:20.
Xem tại đây:
http://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-toi-08-9-2016-171465.htm
Điểm a, khoản 2, Điều 8 về “Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi”, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31-12-2014 của Thống đốc NHNN “Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt”, đã quy định về “Quy trình thanh toán uỷ nhiệm chi” trong việc “Lập, giao nhận uỷ nhiệm chi” như sau: “Bên trả tiền lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng.”
Như vậy, mặc dù “Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm chi, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước” nhưng hoàn toàn có thể hướng dẫn: Uỷ nhiệm chi của cá nhân cũng có thể được ký trước và “gửi đến ngân hàng” như uỷ nhiệm chi của doanh nghiệp. Nếu ngân hàng yêu cầu khách hàng cá nhân phải hiện diện hay vắng mặt phải uỷ quyền hợp pháp, thì câu chuyện sẽ khác.
Đây là chỗ rất dễ bị lợi dụng, để đánh trúng vào sai sót, sơ suất của khách hàng ký sẵn uỷ nhiệm chi.