1.336. Áp trần lãi suất cho vay tiêu dùng – Ngược với xu hướng tự do hóa lãi suất

(CT) – Lãi suất là câu chuyện thị trường, nếu điều khiển thị trường bằng trần lãi suất thì vô hình chung chúng ta đang đi ngược định hướng kinh tế thị trường.
Áp trần lãi suất cho vay tiêu dùng - Ngược với xu hướng tự do hóa lãi suất
Từ 01/01/2017, mức trần lãi suất tối đa với khoản vay theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Ảnh minh họa

Bộ Luật Dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 tới đây đã quy định mức trần lãi suất tối đa với khoản vay theo thoả thuận. Cụ thể, khoản 1 Điều 468 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Mơ hồ về đối tượng chịu sự điều chỉnh bởi quy định này, một số ý kiến cho rằng, mức trần lãi suất cho vay sẽ được áp dụng đối với mọi chủ thể từ ngân hàng, tổ chức tín dụng vi mô, hợp tác xã… tài chính tiêu dùng cho tới các khoản vay dân sự bên ngoài. Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn, giới chuyên gia lại khẳng định: Quy định nêu trong Bộ luật Dân sự 2015 chủ yếu chỉ quy định cho các khoản vay dân sự bên ngoài hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

TS. Nguyễn Trí Hiếu – một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – nêu quan điểm “Nếu trần lãi suất áp dụng chung cho cả đối tượng là các TCTD thì sẽ tác động rất lớn đến thị trường tài chính, nhất là đối với các công ty cho vay tiêu dùng, bởi lãi suất của họ phải ở mức cao hơn hệ thống ngân hàng thương mại, như vậy mới đủ bù đắp rủi ro. Vì vậy theo tôi hiểu, quy định trần lãi suất tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 chỉ áp dụng đối với các khoản vay dân sự bên ngoài hệ thống các TCTD”.

Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng cũng cho rằng: Câu từ trong Bộ luật Dân sự thoạt nghĩ sẽ hiểu rằng: Mức trần lãi suất 20% sẽ áp dụng chung cho cả hệ thống TCTD lẫn quan hệ vay mượn trong dân. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Với điều khoản loại trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Luật dân sự 2015 đã cởi mở cho TCTD được hoạt động theo luật chuyên ngành. Các quy định trong luật đôi khi vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau, như Bộ luật Dân sự 2015 quy định là áp với cả hệ thống ngân hàng nhưng thực tế lại không áp dụng”.

Trong thực tế, mức lãi suất cho vay tiêu dùng cao hiện nay không nhiều, chỉ tập trung ở một vài trường hợp cá biệt mà CTTC áp dụng, trong khi ở nhiều tỉnh thành hiện nay vẫn chưa hiện diện và tham gia của CTTC. Nếu như vậy sẽ đồng nghĩa với việc phá sập hệ thống cho vay tài chính tiêu dùng. Hiện lãi suất đang ở mức 30-50% khó có thể giảm xuống mức 20%.

Chung quan điểm, Phó Tổng giám đốc phụ trách bán lẻ của một ngân hàng thương mại cổ phần cũng cho biết, ông vẫn kỳ vọng vào sự linh hoạt của Bộ luật Dân sự 2015, vì quy định mới có bổ sung thêm một điều khoản kèm theo mức trần lãi suất, đó là “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Theo ông này, trước đây, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đối với loại cho vay tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng không áp dụng quy định này mà theo quy định riêng của ngành Ngân hàng, tức theo thỏa thuận riêng giữa ngân hàng và khách hàng theo Luật Các TCTD.

Trên thực tế, theo Thông tư hướng dẫn của NHNN, TCTD gồm, ngân hàng và các CTTC được áp dụng lãi suất thoả thuận. Đến nay, NHNN chỉ quy định trần lãi suất cho vay tiền đồng ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: là cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, trong điều 91 quy định, TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD, NHNN có quyền quy định cơ chế các định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD.

Kim Liên – Lan Hương

——————

Công thương (Tài chính) 13-9-2016:

http://baocongthuong.com.vn/ap-tran-lai-suat-cho-vay-tieu-dung-nguoc-voi-xu-huong-tu-do-hoa-lai-suat.html

(210/898)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,842