1.340. Để môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, ổn định

(TH&CL) – Hội thảo “Làm gì để môi trường đầu tư – kinh doanh minh bạch, ổn định?” vừa diễn ra ngày 3/6 do Thời báo Kinh Doanh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đã phần nào đưa ra thực trạng về những vướng mắc liên quan đến cơ chế đầu tư kinh doanh nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung của cộng đồng doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ ông rất hoan nghênh trước sáng kiến tổ chức hội thảo này. Điều này cho thấy, Thời báo Kinh Doanh luôn theo sát bước chân của DN.

Ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh, Việt Nam dù tiến bộ nhưng vẫn thuộc nền kinh tế ở mức trung bình, do đó, cần tiếp tục cải cách thể chế. “Theo khảo sát của cộng đồng DN, còn 24 điều kiện kinh doanh không hợp lý, cần được xóa bỏ. Cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch đang là nhiệm vụ quan trọng đặt ra”- ông Vũ Tiến Lộc nói.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, khi nói tới việc “trên nóng dưới lạnh, thờ ơ vô cảm” thì không chỉ cấp địa phương mà còn ở cấp bộ ngành trung ương. Thủ tướng quyết liệt nhưng xuống tới cấp bộ, ngành địa phương thì đã bị nguội đi. Do đó, cần nhất quán việc thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ phải được thực hiện ở mọi cấp.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Chia sẻ câu chuyện thực tế từ chính DN mình, ông Tào Quốc Tuấn- Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh- cho biết, năm 2007, Công ty TNHH Bình Minh đã đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch Nghi Sơn, với công suất 90.000 m3/ngày đêm tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, để phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.Theo quy hoạch, Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam khu kinh tế Nghi Sơn đến năm 2025. Đến năm 2010, Công ty Bình Minh đã hoàn thành giai đoạn 1 Nhà máy với công suất 30.000 m3/ngày đêm và từ tháng 2/2016, tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2.

Thế nhưng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 10/6/2016, chấp thuận chủ trương cho liên doanh Công ty Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư nhà máy nước sạch mới tại Khu kinh tế Nghi Sơn, với công suất 60.000m3/ngày đêm, chặn ngay đầu nguồn Nhà máy nước Nghi Sơn. Điều đáng nói là nhà máy này không có trong quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn. Ông Tào Quốc Tuấn chua xót cho biết: “Họ đặt nhà máy nằm ở vị trí yếu hầu, bóp nghẹt luôn nhà máy chúng tôi đã đầu tư. Nguy hiểm hơn, với nhà máy mới này thì nguồn cung nước cho khu vực bị thừa. Nên với sự ra đời của nhà máy đó, nhà máy chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị “bức tử”. “Dù chúng tôi đã có nhiều văn bản kiến nghị, nhưng tỉnh vẫn cứ quyết tâm làm”- ông Tuấn nói.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức- Trọng tài viên VIAC- Giám đốc Công ty Luật ANVI, lẽ thường kinh doanh là phải chấp nhận lãi, hòa hoặc lỗ và rủi ro lớn nhất là mất toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, kể từ năm 1945 đến nay, dường như rủi ro lớn nhất trong kinh doanh lại là rủi ro pháp lý hay rộng hơn là rủi ro chính sách, thay vì rủi ro thị trường hay bất cứ thứ rủi ro nào khác. Luật Đầu tư năm 2005 và 2014 quy định rõ về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. Như vậy, khi pháp luật thay đổi theo hướng bất lợi hơn thì nhà đầu tư vẫn được bảo đảm ưu đãi tốt hơn hoặc không bị giảm đi. Tuy nhiên, trên thực tế lại diễn ra nhiều hành động vô tình hay cố ý gây khó và đánh đố nhà đầu tư.

Phát biểu tại Hội nghị Ông Phan Đức Hiếu, P. Viện trưởng – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương khẳng định, Nghị Quyết 19 và 35 đang đi đúng hướng nhưng cần giảm bớt và bãi bỏ những sự can thiệp trái với nguyên tắc thị trường.

Theo ông Hiếu, hiện nay có rất nhiều kiến nghị Chính phủ cần phải ban hành thêm nhiều luật, can thiệp vào nền kinh tế từ việc định hướng thị trường, sản xuất cái gì bán cho ai… Tuy nhiên, đề xuất này hoàn toàn đang đi ngược lại với nền kinh tế thị trường.

Theo phân tích của ông Hiếu, trước năm 2000, doanh nghiệp chỉ được làm những gì cơ quan quản lý nhà nước cho phép, thời gian thành lập doanh nghiệp từ 6 tháng – 1 năm, với vài chục thủ tục. Tổng số doanh nghiệp được thành lập: khoảng 50.0000 doanh nghiệp (từ 1990-1999).

Từ 1/7/2015 trở lại đây, quy định đã thay đổi cơ bản là doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm. Thời gian đăng ký doanh nghiệp đã rút ngắn còn 5-7 ngày. Quy định danh mục loại trừ về cấm kinh doanh là 7 và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 243.

Dù Chính phủ đã có nhiều cải cách mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cản trở doanh nghiệp phát triển. Ông Hiếu đặt câu hỏi: Vậy, cái gì cần làm tiếp cho doanh nghiệp?

Theo ông Hiếu, hiện nay, Chính phủ đang cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí và chi phí để tuân thủ quy định pháp luật. Rõ ràng Chính phủ đang tập trung giải quyết vấn đề này khá đúng hướng.

Môi trường kinh doanh nhìn từ “nút thắt” quy hoạch được Ts. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế, cho rằng nói tới môi trường kinh doanh, người ta hay nói về thủ tục cấp phép, thuế, tín dụng nhưng chúng ta chưa nói về quy hoạch, trong khi quy hoach là cơ hội, rủi ro với DN.

Vậy môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam tốt hay xấu? Ông Ánh đánh giá môi trường kinh doanh đang tốt lên, nhưng có phải thời gian đăng kí kinh doanh chỉ mất một giờ là tuyệt vời không. Tôi khẳng định không, 4 ngày hay một tuần không phải là vấn đề mà chất lượng mới là vấn đề.

Nói về vấn đề Thanh kiểm tra luôn là “nỗi sợ ám ảnh” doanh nghiệp. Theo ông Lê Xuân Hiền, Thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, chuyện “Trên nóng dưới lạnh” chúng ta bàn mãi rồi. Dẫn câu chuyện từ bản thân, ông Hiền chia sẻ: “mới chiều hôm trước, tôi nhận được giấy thành lập DN thì ngay sáng hôm sau đã có cuộc gọi điện tới yêu cầu kiểm tra phòng cháy chữa cháy, trong khi chúng tôi còn chưa có biển hiệu”.

“Chính phủ kiến tạo, minh bạch nhưng từ một ví dụ nhỏ như vậy cho thấy DN bị thanh kiểm tra lớn như thế nào, mặc dù Thủ tướng mới ra Chỉ thị 20 về việc một năm không được thanh kiểm tra DN quá một lần”, ông Hiền đánh giá.

Cùng với đó, cho rằng hộ kinh doanh không muốn lên DN vì chi phí thanh kiểm tra lớn, theo ông Hiếu, Chỉ thị 20 của Thủ tướng đã qui định một năm chỉ thanh tra một lần. Chúng ta cứ luật lệ chuẩn cho DN làm, còn không chuẩn thì mới thanh kiểm tra. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề là các sở ngành, không cách gì nắm được thông tin DN. Không biết lấy công cụ gì nên phải kiểm tra DN.

Theo ông Hiền, chúng ta đang mắc ở chỗ hình như trong tất cả báo cáo đều có câu tăng cường, đẩy mạnh. Đang nói thanh kiểm tra DN một lần mà tăng cường thì sẽ thế nào.

Hoàng Hằng

————

Thương hiệu & Công luận (Thị trường) 04-6-2017:

http://thuonghieucongluan.com.vn/de-moi-truong-dau-tu-kinh-doanh-minh-bach-on-dinh-a38798.html

(162/1.459)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,843